(Cần biết) Khi sử dụng cừ tràm trong xây dựng nhà 2 tầng

Cần biết khi sử dụng cừ tràm trong xây dựng nhà 2 tầng

Hiện nay cừ tràm là loại vật liệu được rất nhiều người sử dụng trong mọi công trình, đặc biệt là các công trình với mục đích xây nhà, thuỷ lợi hay bờ sông, bờ kè,…

Ưu điểm của sử dụng cừ tràm trong xây nhà 2 tầng.

  • Cừ tràm xây nhà có ưu điểm là tiết kiệm được chi phí, độ bền lâu năm, có khả năng chịu nước tốt, thi công đóng cừ tràm nhanh gọn ,có thể biết trước được sơ bộ tải trong.
  • Thích hợp để xử lý nền đất yếu đối với những công trình xây dựng nhà 2 tầng. Các loại đất yếu mà hay sử dụng cừ tràm như là: đất bùn, đất pha cát , các loại đất dính thuộc trạng thái mềm dẻo.
  • Sử dụng trong xây dựng nhà 2 tầng rất thích hợp cho các công trình xây chen khi mà hai bên của công trình đều đã có công trình được xây dựng.
  • Tận dụng được nguồn nguyên liệu giá rẻ của địa phương nhằm tiết kiệm chi phí tối đa mà vẫn đảm bảo kỹ thuật, độ an toàn cao cho công trình sử dụng cừ tràm trong xây dựng nhà 2 tầng.

Kỹ thuật đóng móng khi sử dụng cừ tràm trong xây nhà 2 tầng:

Phần mềm của móng nhà cần có sự tính toán để đảm bảo được khả năng chịu lực tốt theo địa chất của từng khu vực. Đối với công trình sử dụng cừ tràm trong xây nhà 1 tầng có thể đóng cừ với mật độ 25-30 cây/m2. Các công trình cần được tính toán để sử dụng kỹ thuật đóng móng băng, móng bè hoặc móng đơn theo tải trọng từ trên truyền xuống.

Xem thêm: phương pháp xử lý nền đất yếu hiệu quả với cừ tràm

Loại cừ tràm thường được sử dụng cho công trình 2 tầng  này là loại có đường kính gốc từ 8-10cm hoặc 10-12cm ,dài 3,7-4,5m và phải đóng với mật độ 25-30 cây/m2.

Về độ sâu của móng cừ tràm trong xây dựng nhà 2 tầng, tuỳ theo chất đất bên trên mực nước ngầm có thể chọn đầu cọc cao hơn mực nước ngầm, miễn sao cừ luôn được ẩm ướt.

Sau khi làm móng trong xây dựng nhà 2 tầng nên phủ lớp bê tông lót trên bề mặt , không nên lấy cát phủ lên đầu cừ tràm.

Khi xây nhà 2 tầng thì cần chú ý những gì đến độ sâu nền móng và những điều cần biết khi xây nhà.

Nền móng là phần trộn sâu dưới nền đất tuỳ từng nền đất mà độ sâu móng nhà khác nhau , vậy bạn biết cách nào để xác định độ sâu của từng loại nền móng không? Tham khảo phương pháp dưới đây của chúng tôi.

Trước tiên chúng ta phải các định loại nền móng nào để tiến hành xây dựng công trình mới.

Khảo sát địa hình

Chúng ta nên kiểm tra phân lớp, giá trị chiều dày các lớp đất và tính chất từng lớp đất thi công xây dựng nền móng nhà ở. Nền đất phía dưới có thể chia thành nhiều lớp với độ cứng và độ ẩm khác nhau. Nếu chúng ta xác định chính xác tính chất này giúp chúng ta lựa chọn loại cọc cừ tràm hay cọc bê tông thích hợp để gia cố nền móng.

Độ sâu của móng nhà được chia làm 2 loại móng sâu và móng nông.

Móng nông: thường được sử dụng cho các công trình nhà phố , biệt thự có tải trọng lên móng thấp và được xây dựng trên các nền đất có các lớp đất tốt đủ dày nằm phía trên.

Móng sâu: thường được sử dụng cho các công trình có tải trọng lên móng lớn và lớp đất tốn nằm phía sâu.Móng sâu sử dụng chủ yếu là móng cọc ,phụ thuộc vào vật liệu cọc có thể có các loại như: cọc cừ tràm ,cọc thép, cọc bê tông cốt thép.

Cách tính nền móng được lựa chọn trên cơ sở cân nhắc từng vị trí của hố khoan, xác định giá trị của chiều dày và hướng dốc của các lớp đất theo từng mặt cắt địa chất nơi xây dựng móng nhà ở.

Cách xác định độ sâu móng nhà.

Độ sâu chôn móng ảnh hưởng đến khả năng chịu lực của móng và thời gian sử dụng công trình.

Những công trình có nền đất lớn thì có độ sâu thấp, hoặc nếu là đất sét hay bùn thì có độ sâu cao hơn

Khi xác định độ sâu còn dựa vào số tầng ngôi nhà và diện tích ngôi nhà.

Không được đào móng quá sâu khi những công trình lân cận có diện tích nhỏ, móng nông.

Độ sâu chôn móng của các công trình nói chung là không nên chôn móng nhỏ hơn 0,5m so với cốt đất lân cận quy hoạch. Đế móng công trình nói chung thì không nên đặt sâu vào lớp đất chịu lực 10-15cm.

Đối với những công trình có trọng tải lớn không nên sử dụng móng nông.

Đối với những công trình có tải trọng nhỏ và vừa có thể sử dụng móng chôn sâu.cọc bê tông cốt thép tiết diện nhỏ. Nếu công trình có tải trọng lên móng lớn có thể sử dụng cọc bê tông cốt thép có tiết diện lớn hạ tới lớp đất tốt hơn ở phía dưới.

Kết luận

Nếu quý khách có nhu cầu tìm địa chỉ cung cấp cừ tràm tại Tphcm thì hãy liên hệ cho công ty TNHH Dịch Vụ Phát Triển Thái Dương  chúng tôi để chúng tôi được đồng hành cùng quý khách. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi theo Hotline: 0888.888.767 để được tư vấn tốt nhất!

0/5 (0 Reviews)