Hợp đồng xây dựng là gì?

Hợp đồng xây dựng là gì?

Ngày nay các công trình xây dựng dân dụng hay công cộng đang không ngừng phát triển. Vì nhu cầu cần nhà ở của người dân tại các đô thị lớn ở Việt Nam. Và trước khi thuê 1 đơn vị hay nhà thầu bất kỳ nào bạn phải soạn thảo một hợp đồng xây dựng. Để hiểu hơn về nội dung và các điều luật trong hợp đồng xâu dựng bạn tham khảo những thông tin dưới đây nha.

Thế nào là một hơp đồng xây dựng

Hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự được thỏa thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng. Người xây dựng thiết kế thường là nhà thầu chung, nhưng trong nhiều trường hợp, nó cũng là kiến ​​trúc sư hoặc kỹ sư thiết kế chuyên nghiệp đảm nhận riêng phần thiết kế.

Những đề xuất và yêu cầu bên xây bên A ( Chủ nhà)

Nếu khách hàng quyết định chấp nhận đề xuất của nhà thầu, họ có thể quyết định thực hiện thẩm định cơ bản trước khi ký hợp đồng hoặc thỏa thuận cuối cùng. Các hạng mục thẩm định có thể bao gồm yêu cầu nhà thầu tham khảo dự án chuyên nghiệp, số đăng ký kinh doanh hoặc tên nhà cung cấp bảo hiểm của nhà thầu, nếu có. Do các tranh chấp về hợp đồng xây dựng không phải là không phổ biến, vì vậy cần kiểm tra kỹ hợp đồng xây dựng trước kí kết.

Trong hợp đồng thì bên A có yêu cầu cho bên nhà thầu các quyền dưới đây gồm:

  • Đề xuất hình thức hợp đồng xây dựng và phụ lục cũng như thời gian hoàn thành các công đoạn công trình.
  • Các báo cáo thậm định liên quan đến công trình.

Điều khoản và điều kiện cụ thể của hợp đồng gồm:

  • Việc xây dựng phải đúng theo tiêu chuẩn kỹ thuật và tuân thủ theo pháp luật của Việt Nam.
  • Tuân thủ an toàn lao động và quyền lợi của công nhân xây dựng. Nếu có trường hợp không may nào xảy ra chủ nhà thầu phải chịu toàn toàn trách nhiệm.
  • Khi xây dựng trách ảnh hưởng đến các công trình xung quanh, hạn chế tối đa tiếng ồn và va chạm khác.
  • Báo cáo tiến độ xây dựng theo tuần, tháng hay quý cho bên A.
  • Nếu trong quá trình xây có phát sinh thêm chi phí hay chi tiết công trình thì báo cáo lại cho bên A biết để xử lý.
  • Hoàn thành tiến độ xây dựng đúng mốc thời gian đã ghi trong hợp đồng.

Đề xuất của bên B (nhà thầu)

Đề xuất của nhà thầu là một bản phác thảo gồm các điều khoản chính của dự án sẽ được nhà thầu hoàn thành. Đề xuất nhà thầu thường được soạn thảo sau khi nhà thầu đã nói chuyện với khách hàng để đánh giá nhu cầu của họ cũng như thời gian và nguồn lực mà nhà thầu sẽ cần để hoàn thành cho dự án. Đề xuất nhà thầu thường bao gồm thông tin như chi phí ước tính hoặc báo giá và điều khoản thanh toán,tên và địa chỉ của cả nhà thầu và khách hàng, mô tả chi tiết hoặc bản vẽ của dự án và ngày bắt đầu và ngày hoàn thành.

Nhà thầu có thể đề xuất các phần trong hợp đồng như sau:

  • Đề xuất hợp đồng phải chứa tất cả các dữ liệu cần thiết bao gồm tên, địa chỉ, số điện thoại và số fax cho công việc, chủ sở hữu, kiến ​​trúc sư và tổng thầu. Điều này cho một bên quan tâm biết công việc là gì, nó ở đâu và cách liên lạc với các thực thể quan trọng.  Bạn cũng nên liệt kê ngày và giờ của hợp đồng, ngày lập kế hoạch, số lượng công trình phụ…
  • Đề xuất hợp đồng phải có tất cả giá cả, bao gồm cả thay thế và định giá đơn vị, nếu có. Bên B nên tính toán thật kỹ mức giá mà mình đưa ra vì trong quá trình xây có thể phát sinh nhiều khoảng phí khác và gây thiệt hại cho mình.
  • Đề xuất hợp đồng trình bày rõ ràng và số lượng nhà thầu phụ. Thường gồm 2 phần chính: Những công việc mà nhà thầu chính đảm nhận, và các hạn mục nào nhà thầu chính phải thuê bên ngoài.
  • Nên tính toán và đưa ra mốc thời gian thực hiện xong công trình cho bên A với con số chênh lệch thấp nhất.

Kết luận

Hợp đồng xây dựng là một văn bản có tính pháp lý và được pháp luật công nhận. Vì vậy khi soạn thảo hợp đồng cả bên A và bên B phải thỏa thuận các quyền lợi và nghĩa vụ sao cho hợp lý nhất. Trách trường hợp không vừa ý nhau và làm ảnh hưởng đến tiến độ và thời gian xây dựng công trình.

0/5 (0 Reviews)