Cây trúc là loại cây rất quen thuộc với người dân Việt. Không chỉ là loại cây có giá trị trang trí mà nó còn là nguyên liệu xanh trong xây dựng. Cây trúc còn tạo ra môi trường sống trong lành, thân thiện với sức khỏe và mang phong cách kiến trúc vô cùng mới lạ, độc đáo.
Cây trúc là cây gì? Có những loại nào?
Trúc là một loại cây thuộc họ nhà Tre. Đây là thực vật bản địa ở vùng châu Á, tập trung nhiều ở Nhật Bản, Trung Quốc và Việt Nam,… Trong tiếng Anh cây trúc cũng được gọi chung là Bamboo như các loại cây thuộc họ Tre khác.
Các loại cây trúc phổ biến ở nước ta
- Cây trúc sào: Tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía bắc. Thân thẳng và tròn đều, bề mặt nhẵn. Loại này thường dùng để làm nguyên liệu tre trúc ốp tường, ốp trần trang trí…
- Trúc cảnh: Đây là thực vật có thân mềm, mọc thành từng bụi thưa. Thân cây thường có màu mốc trắng, măng màu xanh, thỉnh thoảng có đốm tím với bộ rễ bò dài.
- Trúc hóa long (trúc vàng): Cây trưởng thành thường có độ cao từ 4m – 8m. Phần gốc cây các đốt nằm sát nhau và nhăn nheo xù xì. Các đốt gần gốc đặc ruột, tạo thành hình thù như các vảy rồng nên được gọi là trúc hóa long.
- Trúc đen: Mọc thành từng bụi bé, độ cao trung bình từ 2m – 4m với các đốt thân dài, 2 rãnh đối nhau. Thân trúc đen có màu đen bóng, độc đáo và rất đẹp mắt.
- Trúc lùn: Loại này có vỏ thân màu xanh bóng có giá trị thẩm mỹ cao. Chúng thường mọc thành từng bụi dày đặc với độ cao trung bình khoảng 1m.
- Trúc vuông: Thân cây màu xanh bóng phát triển thành dáng vuông rất độc đáo và lạ mắt. Cây trưởng thành thường có độ cao từ 3m – 8m.
Trên thế giới cây trúc còn có một số loại khác là:
- Trúc Nhật: Thân cây mọc rất thẳng, lá mọc thành các tán rũ xuống như cành liễu. Đây là loại cây cảnh có giá trị thẩm mỹ cao được rất nhiều người trồng để làm cảnh.
- Trúc Phú Quý (hay còn gọi là trúc phát du): Loại cây này tượng trưng cho sự phú quý đại cát, đem lại nhiều may mắn cho chủ sở hữu.
- Trúc đào: Là loại cây gỗ bé, có vỏ thân màu xanh.
- Trúc mây: Chúng thường phát triển thành bụi lớn với độ cao từ 1m – 2m.
Xem thêm: Báo giá tre trúc trang trí
Đặc điểm hình thái của cây trúc
Thân
Thân trúc mọc thẳng, các đốt mọc cách nhau. Thân trúc có cấu tạo ruột rỗng, vách mỏng. Chiều cao thân cây từ 3m – 7m, đường kính thân dao động từ 2cm – 5cm. Thân trúc rất dẻo dai.
Lá
Lá của trúc khá giống với lá cây tre gai nhưng ngắn và có độ thon hơn. Viền lá trúc có những gai nhỏ nhám, sờ vào thấy ráp tay.
Hoa
Trúc rất hiếm khi ra hoa, thế nên trong phong thủy người ta quan niệm rằng khi trúc ra hoa sẽ đem lại may mắn, tài lộc cho gia chủ. Hoa trúc thường có màu vàng hoặc trắng và không có mùi thơm đặc trưng. Nó mọc ra từ các cành ngoài cùng của trúc.
Rễ
Trúc thuộc giống cây thân thảo, rễ dạng chùm và có độ bám dính rất tốt trong lòng đất. Bộ rễ có rất nhiều lông mao hút nước và dưỡng chất trong đất. Vì vậy có thể dễ dàng thích nghi và phát triển tốt ở mọi điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu.
Phân bố
Ở Việt Nam trúc chủ yếu phân bố ở các tỉnh vùng núi phía Bắc. Do không được nhân giống rộng rãi nên loại cây này đang có nguy cơ tuyệt chủng.
Ứng dụng của cây trúc
Trúc có dáng thân và màu sắc đẹp mắt nên được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Cụ thể như:
- Trúc được trồng làm cảnh, làm cây phong thủy.
- Trúc được làm thành cần câu, gậy trượt tuyết.
- Thân trúc làm điếu cày, làm đồ thủ công mỹ nghệ xuất khẩu.
- Trúc được làm vật liệu xây dựng, trang trí ốp tường tre trúc, vách tre trang trí, trần tre trúc ….
- Vật liệu tre trúc được chế tạo làm tiểu cảnh, làm đồ nội thất, đồ dùng trang trí, cây trúc khô trang trí….
Cách trồng và chăm sóc cây trúc
Trúc thường được trồng bằng hỗn hợp xơ dừa, đất thịt, phân hữu cơ, trấu đen và chấu trắng. Hỗn hợp này được trộn đều với nhau và ủ hoai để mục. Sau đó mới đem trồng cây.
Cách trồng cây trúc cơ bản như sau:
- Đào hố cách bầu cây từ 10cm – 20cm, độ sâu sâu hơn bầu cây khoảng 15cm.
- Đổ hỗn hợp đất vào hố. Lấy dao rạch bầu cây rồi đặt bầu cây vào hố đảm bảo sao cho bầu cây và mặt đất ngang bằng nhau.
- Tiếp tục đổ hỗn hợp đất vào gốc cây và dùng tay nén chặt bầu đất.
- Tưới nước cho đất đạt độ ẩm cần thiết sau khi trồng.
Kỹ thuật chăm sóc
- Bón phân hữu cơ định kỳ 2 tháng 1 lần để cây phát triển khỏe mạnh.
- Đảm bảo cây được chăm sóc với 70% độ sáng tự nhiên.
- Trúc ưa ẩm nhưng không được để đất bị ướt. Người chăm sóc cần tưới nước 2 lần mỗi ngày cho cây.
- Trúc dễ bị cháy lá, khô lá và bị bệnh rầy trắng. Khi nhận thấy các dấu hiệu này bạn nên cắt bỏ những lá cây bị hư hại, tăng cường bón phân và tưới nước để cây ra lá mới.
Kết luận
Trên đây là một số kiến thức chung về cây trúc. Hy vọng Cừ Tràm Thái Dương đã đem đến bạn đọc thêm nhiều thông tin hữu ích và biết trồng, chăm sóc loại cây này hiệu quả.
Bài viết liên quan: