Cây tre - Nguồn gốc, đặc điểm, ứng dụng và ý nghĩa của cây tre

Cây tre – Nguồn gốc, đặc điểm, ứng dụng và ý nghĩa của cây tre

Cây tre một loại cây phổ biến ở khắp các vùng miền trên cả nước. Được xem là bạn đồng hành thủy chung, can đảm của dân tộc ta từ thuở xa xưa, lúc dựng nước và giữ nước. Tre hóa thân thành thế giới văn hóa tre trúc quây quần thân thiết với đời người, in hình bóng đậm đà vào văn hóa, thi ca, nhạc họa, vào sâu xa tâm thức con người Việt Nam. Để có thể tìm hiểu sâu hơn về những thông tin cây tre thông qua bài viết dưới đây.

Nguồn gốc xuất xứ cây tre

Tre có mặt tại khắp mọi nơi trên thế giới, đặc biệt phân bố nhiều tại các nước châu Á. Tại Trung Quốc, tre được gọi là “người bạn của dân”. Còn ở Ấn Độ, tre là “gỗ của người nghèo”. Trên thế giới có khoảng hơn 1.300 loại tre phân bố tập trung chủ yếu ở Nam Mỹ và châu Á, Trong số đó thì tại khu vực Đông Nam Á chiếm hơn 600 loại tre khác nhau. Chưa biết cây tre xuất hiện từ bao giờ nhưng theo tìm hiểu thì vào niên đại từ 3.300 – 2.800 năm trước công nguyên, đã có sự xuất hiện của các vật dụng từ tre.

CỪ TRÀM THÁI DƯƠNG
Địa chỉ vựa: 88 Tổ 51 Kp 3, An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh.
Mr Dương: 0888.888.767 Hoặc Ms Thủy: 0966.448.779
Email: thaiduong@cutram.vn        Website: cutram.vn

Tre hiện nay có bao nhiêu loại?

Việt Nam là quốc gia đứng thứ 4 trên thế giới về diện tích tre nứa. Hiện tại có hơn 914 loài và 26 chi. Ở việt nam trong họ nhà tre phổ biến còn có: lồ ô, cây tầm vông, nứa, luồng. Vì Việt Nam có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nên cây tre có điều kiện sinh trưởng và phát triển rất tốt. Cây tre được phân bố rộng rãi trên diện rộng, từ đồi núi đến đồng bằng, từ Bắc xuống Nam.

Một số loại tre mới được các nhà khoa học phát hiện năm 2005:

  • Tre quả thịt: có tên khoa học là Melocalamus.

  • Tre quả thịt Cúc Phương: có tên khoa học làM. cucphuongensis.

  • Tre quả thịt Kon Hà Nừng: có tên khoa học làM. kbangensis.

  • Tre quả thịt Lộc Bắc: có tên khoa học làM. blaoensis.

  • Tre quả thịt Trường Sơn: có tên khoa học làM. truongsonensis.

Tuổi thọ của cây tre bao nhiêu năm?

Tre được xem là một loại cây có sức sống mãnh liệt, có thế sống tại mọi môi trường nghèo chất dinh dưỡng. Qua một ví dụ điển hình vào năm 1945, thành phố Hiroshima – Nhật Bản bị ném bom nguyên tử. Thảm họa đã san bằng thành phố, không còn loài cây cỏ nào sống sót. Những chỉ vài ngày sau, người ta phát hiện những bụi măng tre trong một khu rừng gần đó. Điều này chứng tỏ sức sống của cây tre mạnh mẽ một cách phi thường.

Một bụi tre có thể sống hàng 100 năm và vẫn có thể phát triển tiếp. Đối với những loại cây thân gỗ thì phải mất hơn 10 năm mới khai thác để sử dụng. Những cây tre thì chỉ cần 3 – 5 năm là đã có thể khai thác sử dụng. Cây tre là một biểu tượng của thời gian trường tồn theo năm tháng.

Tìm hiểu về các bộ phận của cây tre

Cây tre là một loài cây thân gỗ nhưng phân thân rỗng và được phân ra thành nhiều đốt. Một các thể điển hình trong loại thân gỗ. Bao gồm các bộ phận như những cây khác và có quá trình phát triển rất nhanh chóng. Mỗi bộ phận đều có công dụng trong cuộc sống hằng ngày của con người.

Hoa tre: loài hoa bí ẩn trăm năm mới nở một lần

Hoa tre là kết quả cũng là thời khắc cuối cùng của loài cây này. Bởi vì sau khi trổ hoa đó cây sẽ nhanh chóng lụi tàn và không thể hồi sinh. Để giả thích cho việc này, giả thiết cho rằng để cây tre ra hoa cần một nguồn năng lượng rất lớn. Để chứng kiến cảnh tượng ra hoa của cây tre không dễ dàng bởi sau khoảng 60 – 120 năm mới có thể ra hoa.

và có nhiều quan điểm cho rằng loài hoa này là một điềm gở. Bởi vì, khi hoa nở sẽ thu hút rất nhiều loài gặm nhấm, đặc biệt là chuột. Sau khi ăn hết gốc tre, chúng sẽ tấn công sang các loại cây khác. Do đó, tại một số vùng, hoa tre nở thường kéo theo nạn đói, bệnh dịch.

Thân tre: để làm ra những tác phẩm thủ công mỹ nghệ

Thân tre là loại thân gỗ, rỗng có thể dùng trong nhiều loại hình xây dựng đến thủ công mỹ nghệ. Thân tre được dùng làm tác phẩm thủ công mỹ nghệ và được sử dụng tương đối rất nhiều. Các vật dụng mỹ nghệ được dùng làm trang trí nghệ thuật đang rất được ưa chuộng. Đối với những không gian cần thay đổi kiến trúc thì đây sẽ là một trong những loại vật liệu tốt nhất hiện nay.

>> Xem thêm: địa chỉ bán tre khô trang trí giá rẻ tại TPHCM

Lá tre: một vị thuốc dân gian quý

Lá tre trong dân gian còn được dùng làm một vị thuốc với tên gọi là Trúc Diệp. Có vị ngọt nhạt, cay nhẹ và lành tính. Được sử dụng nhiều trong tâm phế, có tác dụng thanh nhiệt, giảm sốt.

Lá tre còn được sử dụng làm tình dầu, tạo mùi thơm hoặc xông để giúp trị cảm mạo. Trúc Diệp còn có thể chữa tăng huyết áp, chữa kiết lỵ kinh niên.

Rễ tre: tạo ra những tác phẩm điêu khắc đẹp

Gốc tre lâu năm có phân gốc to và gỗ cứng cáp, chất lượng. Đối với những nghệ nhân thì những loại gốc này có thể được xem là một trong những loại tốt nhất hiện nay. Đa phần những loại gốc này được điêu khắc tạo thành các hình đầu thần phật khác nhau,…

Cây tre mang ý nghĩa như thế nào?

Hình ảnh cây tre cũng được xem là một trong những nét văn hóa của dân tộc Việt Nam. Từ thuở khai sơ lập địa đến xây dựng, giữ nước. Từ trong văn học ra đời sống con người.

Tre trong văn hóa người việt

Tre với nhiều loại khác nhau tương tự như: trúc, mai, vầu, nứa,…Và được trồng rất nhiều nơi từ khắp mọi miền đất nước. Trong văn hóa người việt có rất nhiều tộc người sống gần gũi cùng tre. Lưu giữ rất nhiều giá trị văn hoá từ cây tre. Chính vì vậy, tre đã chiếm một vị trí sâu sắc và lâu bền trong văn hoá của người Việt. Đặc biệt, trong tâm thức người dân Việt. Cây tre còn được coi là một biểu tượng văn hóa của con người, của đất nước.

Tre trong lịch sử chống giặc ngoại xâm

Tre một nguyên liệu gỗ dồi dào cùng với dễ chế tác các loại vũ khí liên quan. Đã giúp bao nhiều thế hệ cha ông đánh đuổi giặc ngoại xâm. Lũy tre làng bao quanh làng giúp khả năng giữ làng. Bao nhiêu truyền thuyết gắn liền hình ảnh tre giúp đánh đuổi giặc ngoại xâm như thánh gióng.

Tre trong văn những tác phẩm văn học

Nền văn học dân gian của chế độ phong kiến hình ảnh cây tre luôn gắn liền trong nhiều tác phẩm. Đặc biệt là các tác phẩm tranh phong cảnh. Cho đến hiện nay các tác phẩm văn học cũng có hình ảnh cây tre. Qua đó truyền tải bao nhiêu thông điệp đến với lớp trẻ sau này.

Mỗi đất nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản đều có hình ảnh cây tre gắn liền với nhiều ý nghĩa khác nhau. Đối với Việt Nam thì tre sẽ là một trong những nét đẹp văn hóa khó thể thay thế được

Tre trong xây dựng

Tre có rất nhiều đặc tính nổi bất như: không chỉ dễ uốn, tre thực ra còn rất cứng (hơn gỗ sồi 27%). Trong xây dựng được mệnh danh là “thép xanh”. Với những đặc tính cơ học phù hợp cho xây dựng hơn nhiều so với các loại gỗ khác trong tự nhiên. Tre là loại gỗ có hình ống, với tiết diện không đều, Không dễ sử dụng. Trên thực tế hiện có rất nhiều dự án, công trình nghiên cứu tre. Đặc biệt là các kiến trúc được sử dụng cót ép tre để trang trí làm vách ngăn, ốp trần đang là xu hướng mới những năm gần đây.

Các căn hộ thiết kế từ vật liệu tre cũng được phổ biến hơn. Và tre có trữ lượng rất lớn nên còn được áp dụng trong thi công gia cố nền đất. Một nguyên vật liệu trong tương lai sẽ được áp dụng nhiều hơn nữa.

Ngoài ra tấm phên tre được kết hợp với các loại cọc cừ nhằm gia cố chống sạt lở sói mòn đất cho các công trình thủy lợi rất tốt.

Tre trong đời sống con người

Trước lúc công nghiệp hóa thì gỗ là loại vật dụng được sử dụng nhiều nhất. Tre là một trong những nguyên liệu chính để chế tác nên nhiều vật dụng hằng ngày như: Giường, phên, cót, mái, đũa, cán cuốc,…. Đa phần mọi vật dụng chế tác từ tre có thể sử dụng nhiều năm mà không hư hại. Giúp sự phát triển con người và kinh tế cũng được đẩy mạnh.

Giá trị kinh tế của cây tre

Tre có thể làm nhà, hàng rào, cầu tre,…. Làm nghề đan lát tre, mỗi năm mỗi hộ cùng kiếm được trên 300 ngàn/ ngày. Trong vùng dân tộc ít người mỗi hộ trồng 5 bụi tre mỗi bụi 25 cây, mỗi cây 8.000 đồng. Hàng năm mang măng ra chợ bán cũng kiếm được 20.000 đồng/kg, mỗi lao động trồng tre cũng thu nhập hàng trăm ngàn đồng. Nên tre được đánh giá đem lại giá trị kinh tế rất cao.

Sự phát triển không cần phần bón và công chăm sóc, phát triển nhanh. Trong vòng 3 năm có thể thu hoặc với số lượng lớn. Giúp rất nhiều hộ dân có thể thoát nghèo.

>>Xem thêm: Những cách xử lý mối mọt cho tầm vông, tre, trúc hiệu quả nhất hiện nay.

Kết luận

Cây tre được xem là một trong những nguyên vật liệu có giá trị cao trong nhiều lĩnh vực. Giá thành loại nguyên liệu này cũng khá rẻ so với các loại khác trên thị trường. Tre là loại vật liệu bền vững và thân thiện với môi trường có tiềm năng cải thiện sự suy giảm ngày càng tăng của tài nguyên thiên nhiên trên thế giới, đặc biệt tre có khả năng thay thế gỗ tự nhiên hiệu quả. Nguyên vật liệu này sẽ là một trong những loại nguyên vật liệu được sử dụng nhiều trong tương lai sắp tới.

4/5 (1 Review)