Tìm hiểu về cót tre và những thăng trầm của nghề đan cót truyền thống

Tìm hiểu về cót tre và những thăng trầm của nghề đan cót

nghe dan cot truyen thong

Câu chuyện về làng nghề truyền thống tại nước ta luôn được tranh luận trong thời buổi hội nhập và phát triển công nghiệp mạnh mẽ như hiện nay. Bảo tồn, gìn giữ  giá trị truyền thông hay chuyển sang công nghiệp để người dân có thu nhập cao, đời sống được nâng cao hơn. Chúng ta đang sống trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với nhiều sự thay đổi trong phương thức sản xuất. Các phương thức sản xuất cũ và mang tính tính thủ công là những đối tượng  bị ảnh hưởng trực tiếp. Ngành nghề đan cót truyền thống chúng đang bị ảnh hưởng trực tiếp.

Nghề đan cót có từ khi nào?

Nghề đan cót truyền thống những năm 50 – 90 của thế kỷ 20 là khoảng thời gian phát triển mạnh mẽ nhất. Nó đã giải quyết lượng lớn lao động ở  các vùng quê nghèo, nhiều hộ gia đình có thu nhập lớn từ việc đan cót. Nhưng sau khi nền kinh tế mở cửa và hội nhập, nhu cầu của người dân ngày càng tăng nhân. Nhiều hộ gia đình đã từ bỏ nghề đan cót, đến nay nghề đan cót không còn phổ biến và dần mai một.

Càng ngày có nhiều sản phẩm thay thế cho sản phẩm từ cót tre. Việc phát triển nghề và bảo tồn nó cần phải có hướng đi mới, sản phẩm mới, độc đáo.

nghe dan cot truyen thong
Nghề đan cót truyền thống có đang bị mai một theo thời gian

Tấm cót tre là gì?

Tấm cót tre là một thành phẩm đã được tạo ra từ các nan tre nhỏ chẻ ra từ những cây tre, nứa, lồ ô đạt tiêu chuẩn. Sau đó được trải qua quá trình đan lát lại với nhau của các nghệ nhân để tạo ra những tấm cót với những tiêu chuẩn và mẫu mã khác nhau.

Công đoạn để sản xuất ra 1 tấm cót tre gồm mấy bước?

Đầu tiên để làm ra một tấm cót tre thì sẽ phải cần nguyên liệu cho việc tạo ra nó. Đó chính là tre, nứa, lồ ô đạt tiêu chuẩn.Thân tre, nứa, lồ ô phải thẳng điều, không phù nề, công vênh. Cây được chọn là những cây già có độ tuổi từ 2-3 năm mới đảm bảo độ bền cho cót tre. Các cây tre sau khi lựa chọn sẽ đưa cây ngâm dưới hồ 15 – 20 ngày để tăng độ dẻo cho các thớ nan.

Sau đó, sẽ chẻ thành những năm mỏng như lá lúa. Các nghệ nhân sẽ dùng đôi bàn tay khéo léo để đan những cái nan lại với nhau thành một tấm cót tre.

hinh anh tam cot tre
Hình ảnh tấm cót tre

Tất cả các công đoạn từ chọn lựa nguyên vật liệu đến đan những chiếc nan điều thực hiện bằng thủ công, bằng đôi bàn tay của các bà, các cô, các chú, các bác và các em nhỏ phụ giúp gia đình kiếm thêm thu nhập từ những việc đơn giản. Ngành nghề không khói nên không gây ra ô nhiễm môi trường còn đóng góp vào việc bảo vệ môi trường thông qua xây dựng nguồn nguyên liệu, cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm từ thiên nhiên.

Xem thêm: Cách đan phên tre và ứng dụng của tấm phên tre như thế nào?

Một số làng nghề đan cót nổi tiếng

Nghề đan cót tập trung phổ biến ở các tỉnh Duyên Hải Bắc Trung Bộ và khu vực Bắc Bộ. Nơi đây tập trung nhiều làng nghề đan cót tre lâu đời, cung cấp cho thị trường  số lượng lớn cho thị trường trong nước và thị trường nước ngoài.

Có thể kể đến làng nghề đan cót làng Giàng, Xã Thiệu Dương (Thanh Hóa), Quốc Oai (Hà Nội), xã Gia Tân (Ninh Bình),…

Với truyền thống  hơn 80 giữ nghề và truyền nghề qua bao nhiêu thế hệ các làng nghề đan cót trên không chỉ mang đến những tấm cót tre đẹp và chất lượng mà còn ẩn chứa bên trong những giá trị vô hình mà những nghệ nhân cho vào trong đấy. Qua bao nhiêu năm thăng trầm và biến cố của nền kinh tế các  làng nghề ấy vẫn duy trì và phát triển đến ngày hôm nay.

Không chỉ có cót tre những làng nghề này còn là nơi sản xuất ra những vật dụng mây tre đan cho khách hàng trong nước và xuất khẩu. Tạo thêm thu nhập cho những người già và trẻ em, phụ nữ nội trợ trong gia đình.

Xem thêm bài viết: So sánh sự khác biệt giữa tấm cót tre, mê bồ và phên tre.

Nghề đan cót truyền thống có đang bị mai một

Nhìn về quá khứ  và hiện tại ta thấy rõ nghề đan cót truyền thông đang suy giảm về số lượng rất nhiều và ngày càng mai một đi khi người trẻ ở các làng nghề điều bỏ đi xa. Đến những thành phố nơi có nhiều khu công nghiệp, nhà máy, công ty để tìm kiếm công việc.

Cuộc sống ngày càng phát triển kéo theo sự nhu cầu của con người cũng ngày càng lơns lên. Công việc đan cót lại chiếm nhiều thời gian, đơn đặt hàng không ổn định, thu nhập từ công việc thì không đủ đáp ứng nhu cầu cuộc sống của bản thân. Người trẻ không muốn gắn bó với nghề là chuyện đương nhiên, những sản phẩm ưu việt hơn đang ngày càng chiếm hữu thị trường luôn được cải tiến và ra đời liên tục.

Khó lòng một sản phẩm nào có thể có chu kỳ sống mãi được, nếu không thay đổi thì sẽ bị đào thải khỏi thị trường. Cót tre đã hiện hữu quá lâu cũng đã đến lúc làm mới nó, đây chính là bài toán mà những người giữ nghề cần phải giải quyết để không bị mai một và trở thành một phần ký ức ngày xưa.

0/5 (0 Reviews)