Tấm phên tre là loại vật liệu được làm ra từ nguyên liệu tre. Chúng an toàn khi sử dụng, không gây ô nhiễm môi trường. Hôm nay chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về cách đan phên tre và ứng dụng của tấm phên tre như thế nào nhé!
Cách đan phên tre
Để có những tấm phên tre đẹp mắt và chất lượng trên thị trường phải qua quá trình chọn lựa tre và tiến hành đan lát. Nhờ vào bàn tay khéo léo của những người thợ đã biến những cây tre gai góc ngoài kia thành những sản phẩm hữu ích trong đời sống. Để có được một tấm phên tre thì chúng ta cần thực hiện hai bước chính dưới đây:
Bước 1: xử lý tăng độ bền cho tre
Để có thể đan ra những phên tre thì việc đầu tiên chúng ta cần phải tìm nguồn nguyên liệu tre trúc chất lượng và thực hiện cách đan phên tre chắc chắn, bền bỉ. Chọn nguồn nguyên liệu vô cùng quan trọng cho việc sản xuất phên tre. Những cây tre được chọn phải có độ tuổi từ 3-5 năm. Thân cây đã chuyển màu xanh sẫm hoặc hơi vàng. Những cây tre như vậy mới có chất thịt già thích hợp cho việc đan phên. Sau khi chọn được nguồn nguyên liệu thì chúng ta sẽ tiến hành cho cây đi xử lý ngâm trong bùn.
Ngâm trong bùn là phương pháp phổ thông nhất để xử lý tre: làm tăng độ bền, chịu lực và chống mối mọt. Sau thời gian ngâm trong bùn từ 3-6 tháng chúng ta sẽ tiến hành vớt cây lên phơi cây cho ráo nước. Lưu ý: cây phải được phơi nơi có độ ẩm cao, tránh ánh nắng trực tiếp vào cây.
Bước 2: phơi khô và tiến hành đan lát
Khi cây đã được phơi khô thì công đoạn tiếp theo đó chính là chẻ thân tre thành những nan tre thô. Những nan tre thô sẽ được chuốt lại bằng tay của những người thợ lành nghề. Công đoạn này sẽ loại những phần mắt tre dư thừa và những phần cật tre. Kích thước những nan tre được chẻ để làm phên tre từ 3-4 cm. Những người thợ dùng đôi bàn tay khéo léo để đan những nan tre ất vào nhau tạo thành những phên tre chúng ta thấy trên thị trường. Những nan tre sẽ được đan lồng vào nhau theo hình chữ thập đều nhau, có các khoảng trống hình chữ nhật Đan phên tre hoàn toàn bằng thủ công không thực hiện bằng thiết bị máy móc.
Cách đan tấm phên tre chuẩn và ứng dụng
Cách đan phên tre đúng mang trong mình sự bền chắc, dẻo dai, giá thành rẻ, nguồn nguyên liệu dồi dào và không gây ô nhiễm môi trường. Chính vì thế nên phên tre được ứng dụng khá nhiều trong xây dựng và cuộc sống đời thường.
Cách đan phên tre trong xây dựng
Phên tre sử dụng trong việc chặn các hố đất để có thể đổ móng nền cho công trình. Tránh đất sạt lở vào hố đất trước khi công đổ móng nền bằng bê tông cốt thép. Phên tre thường được kết hợp cùng với cừ tràm để chặn đất rất hiệu quả. Tại các công trình có nền đất yếu, sụt lún, dễ sạt lở nên cần gia cố trước khi xây dựng công trình. Việc dùng phên tre kết hợp với cừ tràm vô cùng thích hợp và mang lại hiệu quả cao.
Phên tre được dùng nhiều nhất trong việc chắn đất, gia cố các bờ kênh bờ sông để hạn chế sạt lở bờ kênh, bờ sông vào mùa mưa và sự lên xuống của thủy triều. Khả năng chịu nước của phên tre vô cùng tuyệt vời, chịu tải trọng lớn, chịu được những tác động từ những yếu tố môi trường. Không gây ra ô nhiễm môi trường trong quá trình thi công cũng như sử dụng.
Xem thêm: Những điều cần biết khi gia cố thành hố móng bằng phên tre.
Phên tre trong đời sống
Phên tre phơi bánh tráng hay còn gọi là liếp tre phơi bánh tráng là một sản phẩm từ tre được đan từ những nan cật mỏng và có độ lớn 5mm-1cm. Được đan lại theo hình chữ nhật thành một tấm lưới phẳng, có những ô vuông nhỏ cách điều nhau. Giúp cho bánh tráng khi phơi sẽ được khô nhanh hơn và được cố định bằng hai thanh tre lớn. Khối lượng nhẹ, dễ vận chuyển, sử dụng và tuyệt đối an toàn với sức khỏe người tiêu dùng.
Phên tre thông thường còn được dùng làm giàn che mát cho việc trồng rau, ươm cây, làm mái hiên che mát. Tạo những bức tường ngăn vách trong những căn chòi và tạo dựng hàng rào quanh nhà, vườn rau, vườn hoa. Ngoài ra những ứng dụng trên phên tre còn có thể dùng trang trí tại các quán ăn, nhà hàng, khách sạn tạo ra một không gian đơn sơ, mộc mạc, ấm cúng và hòa hợp với thiên nhiên. Đây là một trong những ý tưởng được nhiều nơi thực hiện trong thời gian gần qua.
Kết luận
Để làm ra một sản phẩm phên tre chất lượng cao cần phải trải qua cách đan phên tre chuẩn mực. Từ xa xưa con người đã biết sử dụng những tấm phên tre để làm vách nhà, làm đường đi. Cho tới tận ngày nay thì chúng đã được ứng dụng trong rất nhiều các công trình xây dựng, thủy lợi khác nhau. Ngoài phên tre còn rất nhiều sản phẩm được làm từ tre trúc mà chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn. Hy vọng bài viết này của cutram.vn sẽ đem lại cho bạn những kiến thức bổ ích.
Bài viết liên quan: