Cây tràm là cây gì? Có bao nhiêu loại? Đặc điểm và công dụng mỗi loại

Cây tràm – Đặc điểm, công dụng và các loại cây tràm phổ biến

Cây tràm thuộc Chi Tràm có tên danh pháp khoa học là Melaleuca hiện đang là một chi thực vật có hoa nằm trong họ Đào Kim Nương. Trên thực tế hiện đang có hơn 220 – 236 loài khác nhau. Đa phần các loại này đều bắt nguồn từ Úc và một số nước chất Á như Malaysia, Indonesia, Việt Nam,… Loại cây có rất nhiều công dụng và tận dụng sử dụng lá và thân cây. Hiện nay thì cây tràm được dùng nhiều trong các công trình xây dựng gia cố nền đất là chính. Và để biết thêm thông tin về cây tràm cũng như loại nào được dùng trong xây dựng. Quý khách hàng có thể tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết.

CỪ TRÀM THÁI DƯƠNG
” CHẤT LƯỢNG TẠO THƯƠNG HIỆU – UY TÍN ĐỂ PHÁT TRIỂN “
Địa chỉ vựa: 88 Tổ 51 Kp 3, An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh.
Mr Dương: 0888.888.767 Hoặc Ms Thủy: 0966.448.779
Email: thaiduong@cutram.vn        Website: cutram.vn

Cây tràm là cây gì?

Với đại đa số người dân phía Bắc thường không biết cây tràm là cây gì? Vì đây là loài cây chỉ phân bố chủ yếu ở miền Nam.

Cây tràm ( tên gọi khác là cây tràm cừ, cây cừ tràm ) có rất nhiều loại và phân ra cây thân bụi và cây thân gỗ. Đặc điểm nhận dạng dễ dàng từ phần thân cây có lớp vỏ dễ dàng bong tróc. Có chiều cao từ 2 – 20m đối với cây thân gỗ và 1 – 3m đối với cây thân bụi. Những phiến lá tràm mọc so le, đơn lá, phiến là dạng hình mác không cân xứng nhau. Phần đầu lá hẹp dài từ 3 – 10 cm, chiều rộng khoảng từ 10 – 20mm.  Nếu những phiến là còn non sẽ có màu trắng bạc và già dần sẽ có màu xanh lục và không còn lông.

Cây tràm có thể phân bố tại khắp các địa hình khác nhau. Tại nước ta, cây tràm được trồng tập chung tại các tỉnh phía Nam  nước ta. Các vùng nước ngập mặn này rất phù hợp với sự phát triển của cây.

Đặc điểm của cây tràm

Lá tràm

Một bộ phận tận dụng để chiết xuất tinh dầu, mỗi loại tràm đều có dưỡng chất riêng biệt. Những về cơ bản thì thành phần đều giống nhau. Trong những lá tràm tươi có chứa 0,5 – 0,8% tinh dầu. 1,8 – Cineol là một trong những thành phần chính của lá tràm. Ngoài ra, bên trong lá tràm có chứa các thành phần khác: α-terpineol trong lá khoảng 14,03-15,31%, limonen trong lá khoảng 3,69 – 3,98%, linalool trong lá khoảng 2,84 – 4,17%, α-pinen trong lá khoảng 0,90 – 1,24%,  ρ-cymen trong lá khoảng 0,90% cùng nhiều hợp chất khác.

la tram
Lá tràm

Rễ cây tràm

Hệ thống rễ cây của Tràm phát triển rất mạnh mẽ. Để có thể lấy được nhiều dinh dưỡng, còn làm nền móng vững chắc cho cây không đổ. Bộ rễ của cây đã mọc lan to và sâu, cắm sâu chân vào lòng đất. Đặc điểm nổi bật giúp cho toàn thân tràm khỏe mạnh chống chịu với nhiều đợt bão lũ trong suốt 1 năm.

Thân cây tràm

Phần thân cây tràm có đặc điểm vỏ trắng xám, bong tróc thành nhiều mảng, xốp,… Thân cây tràm có kích thước đường kính từ 6 đến 14cm đối với những cây dùng làm cừ. Còn những loại dùng trong sản xuất gỗ thì đường kính từ 40 – 60cm. Một nguồn gỗ có khả năng thay thế các loại gỗ khác trên thị trường. Đối với loại thân có đường kính nhỏ từ 6-8cm thì có thể bóc vỏ để dùng trong đóng đồ, bày trí không gian kiến trúc. Xu hướng những năm gần đây đang rất ưa chuộng sử dụng cừ tràm trang trí vì giá thành rẻ hơn các loại gỗ khác rất nhiều.

Cây tràm có bao nhiêu loại? Đặc điểm và công dụng mỗi loại.

Hiện tại trên địa bàn nước ta có hơn 10 loại cây tràm phân bố rải khác khắp các tỉnh thành. Nhưng phù hợp với cây tràm nhất là các tỉnh có rừng ngập mặn rộng lớn như phía Nam: Đồng Tháp, Hậu Giang, Long An, Cà Mau,… Mỗi loại đều có một công dụng và đặc điểm khác nhau. Để sử dụng tốt ta cần tìm hiểu trước khi sử dụng. Để có thể sử dụng tối ưu giá trị sản phẩm của những cây tràm.

Cây tràm gió

Tràm gió tên khoa học là Melaleuca cajuputi Powell, chi tràm Myrtaceae và được trồng phổ biến ở Đông Nam Á, Úc, New Guinea. Tràm gió thuộc loại lân sản chiều cao trung bình đến cao. Phần vỏ cây màu bạc và hoa màu trắng hoặc màu xanh lá. Cây tràm gió là nguyên liệu chưng cất ra tinh dầu Tràm Gió Cajeput với nhiều lợi ích trong cuộc sống hàng ngày đã được chứng minh.

cay tram gio
Cây tràm gió

Đặc điểm tràm gió

Cây tràm gió có chiều cao từ 15 – 25m. Vỏ cây màu xám nâu hoặc trắng tạo thành nhiều lớp. Lúc còn nhỏ thì vỏ bóng mượt, sau đó sẽ cứng và tạo thành nhiều lớp sần sùi khi lớn dần. Lá cây được xếp xen kẽ, chiều dài phần lá trung bình từ  40 – 140mm, rộng 7,5 – 60 mm và thon dần ở cả hai đầu.

Hoa có nhiều màu sắc khác nhau như: Màu trắng, màu kem hoặc màu xanh lục vàng. Hoa thường nở ở cuối cành cây và phát triển ra phía sau. Quả có hình tròn mọc dọc theo cành cây, mỗi quả có đường kính 2-2,8 mm.

Công dụng tràm gió

Với phần thân gỗ to lớn thì tràm gió được dùng làm nguồn nguyên liệu than hoặc bột giấy là chính. Những công trình như làm cột, sản, hàng rão cũng có thể sử dụng gỗ tràm gió. Phần lá cây tràm gió cũng chứa rất nhiều tinh dầu có thể điều trị các bệnh về đường hô hấp, đau nhức mình,…

Cây tràm ta (tên gọi khác: Tràm lá ngắn)

Tràm ta có tên danh pháp khoa học là  Melaleuca cajuputi Powel, tên gọi địa phương là tràm cau hay tràm lá ngắn.

Đặc điểm tràm lá ngắn

Loại cây thân gỗ trung bình có vỏ trắng và bong tróc thành từng mảnh. Hoa có màu trắng và nở thành chùm. Tại Úc thù loại cây này mọc tự nhiên ở vùng ven biển, cận ven biển nhiệt đới bang Queensland. Và một số vùng Tây và Bắc nước Úc và mở rộng vào nội địa đến 350km dọc theo các sông chính. Tràm ta có thể sống trong môi trường nước ngập mặn trong 6 tháng, nước sâu từ 50 – 100cm. Với cây mọc thẳng tán thưa nên có thể trồng dày đặc từ 10.000 – 20.000 cây một hecta.

Công dụng tràm lá ngắn

Sau thời gian khoảng 3 – 5 năm có thể thu hoạch. Tràm ta được dùng nhiều làm cừ để thi công gia cố nền đất yếu. Một nguyên vật liệu khá quan trọng trong khâu thi công này. Các nền đất sau khi được gia cố cọc tràm sẽ gia tăng sức chịu tải, giảm hệ số rỗng. Giảm tình trạng sạt lở, lún, nghiêng trong quá trình sử dụng. Tham khảo giá bán các loại cừ tràm hiện nay tại: https://cutram.vn/ban-cu-tram.

Cây tràm úc (Tràm lai)

Đây cũng là một dạng cây tràm giống như tràm ta nhưng được lại tạo giống. Giúp khả năng phát triển hơn, tăng năng xuất. Có tên danh pháp khoa học là Melaleuca leucadendra L.

rung tram
Rừng tràm lai

Đặc điểm tràm Úc

Tràm úc có khả năng sinh trưởng rất tốt và ưa sáng, có phần cành hơi rủ xuống. Loại này có phiến lá to và dài hơn tràm ta. Phần vỏ nứt ra thành nhiều mảng lớn trong quá trình phát triển. Đặc điểm nhận dạng nhờ vào hoa có màu trắng nhiều tia nhị. Những năm gần đây người dân một số nơi đã chuyển sang canh tác tràm Úc thay tràm ta. Đem lại sự vượt trội trong canh tác và thu hoạch.

Công dụng tràm Úc

Thân gỗ dài và có tỷ trọng từ 730 – 750kg/m3. Có khả năng chịu nước và nấm mục. Tận dụng khả năng chịu nước và tồn tại lâu trong lòng đất. Tràm úc được dùng trong các công trình gia cố nền đất tại miền Nam. Đem lại hiệu quả cao và tiết kiệm chi phí khi sử dụng cọc bê tông cốt thép.

Cây tràm bông vàng (tên gọi khác: Kéo lá tràm)

Cây tràm bông vàng có tên gọi khác là keo lá tràm và có tên danh pháp khoa học là Acacia auriculiformis. Một loại cây thuộc chi keo còn có tên gọi dân gian là keo lưỡi kiếm. Tràm bông vàng được trồng nhiều tại các nước Indonesia và Papua New Guinea. Dần dần được trồng rộng rãi tại nhiều quốc gia ở vùng nhiệt đới.

Đặc điểm cây tràm bông vàng

Đây là loại cây có kích thước to lớn có thể đạt đến kích thước hơn 30m. Có phần thân cành thấp và phân tán rộng. Phần vỏ cây màu nâu xám, rạn dọc. Lá thuộc loại lá giả, bộ phận quang hợp là lá giả, được biến thái từ cuống cấp 1. Nếu quan sát kỹ có thể thấy dấu vết của tuyến hình chậu còn ở cuối lá giả. Có hình dạng cong lưỡi liềm, kích thước lá giả rộng từ 3 – 4 cm, dài từ 6 –13 cm. Trên lá giả có khoảng 3 gân dạng song song, ở cuối lá có 1 tuyến hình chậu.

Cây tràm bông vàng phát triển tốt ở nơi có khí hậu nóng. Với khả năng chịu hạn tốt tuy nhiên chịu rét lại kém. Nhiệt độ trung bình cho cây phát triển là 25 độ, với lượng mưa 2.000 – 5.000mm hàng năm.

Công dụng tràm bông vàng

Cây tràm bông vàng còn có thuộc tính thuộc cây họ đậu. Nên phần rẻ có chứa nhiều vi khuẩn nốt rễ. Có thể tự do tổng hợp đạm, cải tạo môi trường đất và chống xói mòn. Khi sử dụng cây tràm bông vàng có thẻ giúp môi trường đất được cải thiện đáng kể. Còn giúp phủ xanh đồi trọc, nguồn nguyên vật liệu cho ngành sản xuất bột giấy, đồ mỹ nghệ gỗ,…

Cây tràm bông đỏ (tên gọi khác: Tràm Liễu)

Tràm liễu còn có tên gọi là tràm bông đỏ. Tên danh pháp khoa học là Callistemon citrinus, thuộc họ Myrtaceae.

Đặc điểm tràm liễu

Với kích thước trung bình chiều cao trung bình từ 7 – 8 mét. Cành to và vỏ sần sùi, cành rủ xuống đất. Hoa có màu đỏ và tập trung ở ngọn cành. Phiến lá thon, lúc non màu tươi, khi già màu đậm. Khi ta vò nhẹ toát mùi thơm đặc trưng của tinh dầu trà. Loại này nổi bật bởi ra hoa quanh năm, hoa nhiều, tập trung ở đầu cành màu đỏ tươi, đầu cành hoa có lá mọc tiếp tụ.

Công dụng tràm liễu

Tràm liễu có vẻ ngoài bắt mắt và ra hoa quanh năm và rất nhiều hoa. Kích thước thuộc loại trung bình dễ trồng. Nên thường được trồng làm cây cảnh ở các công liên, khuôn viên trường học. Chúng ta có thể trồng trong khuôn viên nhà. Một số địa điểm còn được trồng làm hàng rào.

Cây tràm đất (tên gọi khác: Tràm Bầu)

Cây này thường mọc hoang dại tại các tỉnh ven biển Khách Hòa, Phú Yên,.. loại này không có giá trị kinh tế cao nên không được trồng phổ biến.

Đặc điểm tràm đất

Cây có thân thấp, nhiều gai nhỏ mọc ở thân, vỏ xám. Lá tràm đất cuốn mảnh từ 2,5 – 3cm, hoa tràm nở vào tháng 7 – 9 của năm. Thân cây có kích thước nhỏ từ 1 – 5m.

Công dụng tràm đất

Lá có chứa tinh dầu như những loại kia nền được dùng để chiết xuất tinh dầu. Thân cây gỗ có thể chống lại mối, mọt cắn phá. Nên được dùng làm đồ gia dụng rất hiệu quả.

Kết luận

Như bài viết ở trên chúng ta đã có thể phần nào hình dung ra một số loại tràm được trồng tại nước ta. Đây là một loại cây tốt cho môi trường lâm sản nước ta. Vừa giúp phủ xanh đồi trọc, lại cho ra sản lượng gỗ hằng năm lớn. Cung cấp cho nhiều loại hình kinh tế từ xây dựng đến giấy, đồ gia dụng,… Nhưng không phải vì thế mà chúng ta sử dụng loại gỗ này một cách quá mức. Khiến cho tình trạng hao hụt tài nguyên rừng ngày một mạnh. Chính vì thế, cần có biện pháp sử dụng hợp lý đi đôi với bảo vệ.

0/5 (0 Reviews)