Cây dừa: đặc điểm, công dụng, kỹ thuật trồng và chăm sóc

Cây dừa: đặc điểm, công dụng, kỹ thuật trồng và chăm sóc

Cây dừa: đặc điểm, công dụng, kỹ thuật trồng và chăm sóc

Từ ngàn đời xưa, cây dừa đã gắn liền trong tâm trí cũng như đời sống người dân Việt. Đây là loại cây có tính ứng dụng cao, đem lại nguồn thu nhập lớn cho bà con nông dân. Hiện nay loại cây này đang được nhân giống và trồng rộng rãi trên khắp cả nước. Đặc biệt nổi tiếng phải kể tới xứ dừa Bến Tre. Bài viết dưới đây Cừ Tràm Thái Dương chia sẻ tới độc giả tất cả các thông tin về đặc điểm, công dụng và kỹ thuật trồng, chăm sóc cây dừa mà mọi người cần biết.

Tìm hiểu cây dừa là cây gì?

Cây dừa là cây gì?

Cây dừa là một loại cây thân gỗ trong họ nhà cau. Thân dừa mọc thẳng, độ cao tối đa có thể đạt đến 30m. Hiện nay vẫn chưa có tài liệu đề cập đến nguồn gốc của chúng. Nhưng loại cây này được cả thế giới biết đến với rất nhiều ứng dụng và đem lại giá trị kinh tế cao cho người nông dân.

Cây dừa: đặc điểm, công dụng, kỹ thuật trồng và chăm sóc
Cây dừa: đặc điểm, công dụng, kỹ thuật trồng và chăm sóc

Phân bố cây dừa ở đâu?

Theo thống tin từ kênh Wikipedia, New Zealand là nơi đầu tiên người ta tìm thấy mẫu hóa thạch của cây dừa. Còn hiện nay loại cây này phân bố nhiều ở vùng Ấn Độ, Maharashtra, Rajasthan,….Ở nước ta, cây dừa phân bố trải dài khắp cả nước. Nhưng nhiều nhất vẫn là ở các tỉnh miền Tây. Trong đó Cần Thơ được xem là vùng đất đặc sản của cây dừa cùng các sản phẩm liên quan.

Các loại dừa

Các loại cây dừa được phân loại dựa theo kiểu thụ phấn, đặc điểm hình thái và tính ứng dụng trong đời sống cũng như giá trị kinh tế. Cụ thể người ta chia các loại dừa thành 2 nhóm chính là giống dừa cao và giống dừa lùn. Ngoài ra còn có loại dừa năng suất và loại chất lượng cao. Hiện nay còn có một loại dừa mới đó là dừa lai.

  • Loại dừa lùn gồm có: Dừa xiêm xanh, dừa xiêm đỏ, dừa xiêm lục, dừa xiêm lửa, dừa Tam Quan, dừa ẻo nâu, dừa ẻo xanh, dừa xiêm núm, dừa dứa.
  • Loại cây dừa cao gồm có: Dừa ta, dừa dâu, dừa sáp (có 2 loại đặc ruột).
  • Dừa lai gồm có: Dừa lai PB 121, dừa Lai JVA 1, dừa lai JVA 2.
Dừa Xiêm
Dừa Xiêm

Xem thêm: cây tràmcây bạch đàn

Đặc điểm của cây dừa

Thân

Cây dừa có thân mọc thẳng và không phân nhánh, cao trung bình từ 15m  đến 20m. Người ta thường dựa vào số lượng vết sẹo do lá dừa rụng để lại để kiểm tra điều kiện sinh trưởng cũng như sự phát triển của từng cây dừa

Mỗi một cây dừa trưởng thành có khoảng 30 đến 35 tàu lá. Độ dài lá từ 5m – 6m. Mỗi tàu dừa sẽ có 2 phần là cuống lá và lá chét.

Rễ

Rễ cây dừa liên tục phát triển. Khi còn nhỏ rễ có màu trắng và chuyển sang màu nâu đỏ khi trưởng thành.

Hoa

Trung bình sau khi trồng từ 30 – 40 tháng cây dừa sẽ nở hoa. Mỗi nách lá sẽ có 1 cụm hoa.

Trái cây dừa

Trái dừa thuộc loại quả hạch có nhân cứng, có cấu tạo gồm 3 phần chính là:

  • Ngoại quả bì: Là phần vỏ bên ngoài được bao phủ bởi lớp cutin.
  • Trung quả bì: Là phần xơ dừa.
  • Nội quả bì: Gồm có gáo dừa, nước dừa và cơm dừa.

Tùy theo từng giống cây dừa mà vỏ trái có thể dày từ 1cm – 5cm, phần cuống có thể dày đến 10cm. Vỏ dừa có 30% là xơ, 70% là bụi xơ. Gáo dừa dày từ 3cm – 6cm, hình dạng khác nhau tùy vào loại giống.

Sau khoảng 3 tháng thụ phấn trái dừa sẽ có nước và đạt được lượng nước nhiều nhất khi được 8 tháng. Cơm dừa hình thành sau khoảng 5 tháng được thụ phấn.

Công dụng của cây dừa

Xơ dừa, vỏ dừa

Xơ dừa thường được dùng để làm nhiên liệu đốt nhờ khả năng bắt lửa rất tốt và thời gian cháy cũng rất lâu. Xơ dừa còn được chế thành các loại nguyên liệu đuổi muỗi và côn trùng. Ngoài ra, nó cũng là nguyên liệu trong công nghiệp, dùng để làm bàn chải, làm dây thừng, ruột gối, ruột đệm, thảm sàn nhà,….

Sơ dừa
Sơ dừa

Gáo dừa

Gáo dừa cũng được dùng để làm chất đốt bởi khả năng bắt lửa và độ cháy rất tốt. Gáo dừa còn được dùng để sản xuất than được ứng dụng trong việc hút ẩm, khử mùi, lọc nước,….

Trong đời sống sinh hoạt, gáo dừa còn được dùng để làm bát, làm gáo múc nước. Trong thủ công mỹ nghệ, gáo dừa được dùng để làm nhạc cụ như: Đàn, trống,….

Gáo dừa
Gáo dừa

Cơm dừa (cùi dừa)

Cơm dừa được dùng để ăn trực tiếp hoặc làm sữa dừa, cốt dừa,….Khi được chế biến phơi khô, cơm dừa được dùng để làm dầu dừa, mứt dừa, thực phẩm kho thịt, ăn kèm bánh đa, làm bánh đa dừa, làm xôi dừa,…

Cơm dừa
Cơm dừa

Nước dừa, nước cốt dừa

Nước dừa dùng để làm đồ uống giải khát, chế biến thực phẩm (thịt kho tàu), chế biến nước cốt dừa xuất khẩu…

Thân dừa

Sau khi thu hoạch thân cây dừa được gọi là cừ dừa. Chúng được ứng dụng rất phổ biến trong các công trình thủy lợi như: Kè mương, đắp đập, gia cố đê điều,… Thân cây dừa còn được dùng để làm gỗ, làm đồ nội thất,…

Rễ dừa

Rễ cây dừa dùng làm thuốc nhuộm và chế biến thành các bài thuốc chữa tiêu chảy, kiết lỵ.

Lá dừa

Lá cây dừa được dùng làm các vật dụng quen thuộc như: Chổi dừa, thảm dừa, giỏ đựng đồ, nón lá dừa,…. Ở các tỉnh vùng Tây Nam Bộ bà con nông dân còn dùng lá dừa để lợp mái nhà, làm phên tre,…Gân lá dừa được dùng để làm que xiên thịt nướng,…

Đại lý bán lá dừa lợp nhà giá rẻ chất lượng tại TPHCM.

Các bài thuốc hay liên quan tới cây dừa

  • Chữa khản tiếng bằng nước dừa: Người bệnh giã 8g lá rau má, lọc lấy nước cốt rồi khuấy đều với 1 cốc nước dừa để uống trực tiếp.
  • Chữa kiết lỵ cấp: Giã 50g rau má, lọc lấy nước cốt rồi khuấy đều với cốc nước dừa để uống trực tiếp.
  • Chữa nôn mửa: Trộn đều 2 chén nước dừa với 1 chén rượu nho cùng 10 giọt nước gừng. Dùng nước này uống trực tiếp.
  • Chữa viêm thận phù nề: Đun 30g rễ cỏ lau, 30g rễ cỏ tranh lấy nước trộn với 1 cốc nước dừa để uống trực tiếp.

Kỹ thuật nhân giống, trồng  và chăm sóc cây dừa

Ươm giống

  • Chọn vị trí ươm giống cây dừa: Nên chọn khu đất bằng phẳng, hệ thống thoát nước tốt. Gần vườn ươm cây con và có đủ nguồn nước.
  • Thiết lập vườn ươm cây dừa: Trộn thêm tro, trấu, bụi xơ dừa hoặc phân hữu cơ thể làm đất tơi xốp. Mỗi liếp cao từ 15cm – 20cm, độ rộng khoảng 1,5m, đủ để ươm 5 – 6 trái.
  • Xử lý trái giống trước khi đem ươm: Để dừa giống nơi thoáng mát trong khoảng 2 – 3 tuần. Vạt một mảng vỏ có đường kính 5cm – 6cm đối diện với phần phẳng nhất của trái dừa để trái dừa hút ẩm tốt nhất. Có thể ngâm chúng dưới ao trong khoảng 2 – 3 ngày để thúc đẩy thời gian nảy mầm.
  • Ươm giống cây dừa: Đặt trái dừa theo hướng nằm ngang trên uống. Hướng mặt bị vạt lên trên. Phủ đất, tro trấu hoặc bụi xơ dừa lên ⅔ trái để giữ độ ẩm.

Chọn đất

Chọn đất gần mương nước, có rạch, bồi bùn lên để trồng cây dừa.

Cách trồng cây dừa

Lấy những cây dừa giống cao từ 30cm đến 35cm trở lên. Tỉa bớt phần rễ và lá rồi nhúng vào nước phân. Đặt cây vào hố vun lấp đất lại.

Bón phân

  • Bón lót cho dừa sau 15 – 20 ngày xuống giống.
  • Mỗi năm bón cho cây khoảng 0,8kg – 1,5kg phân. Bón vào lúc đầu mùa mưa và cuối mùa mưa.

Chăm sóc

Lúc cây được 1 – 3 năm tuổi

Giữ ẩm cho cây dừa bằng rơm, rạ hoặc cỏ khô. Tưới nước 2 –  3 ngày/ lần. Bón mỗi gốc 0,5kg phân NPK vào năm đầu. Để bón phân cho cây cần xới nhẹ quanh gốc, rải đều phân rồi cào đất để lấp phân lại. Cuối cùng tưới nước cho cây để làm tan phân và giúp cây dễ hấp thu.

Năm thứ 2 trở đi cần đắp thêm đất vào các mô gốc dừa, giúp rễ phát triển. Ngoài ra bà con cũng có thể bồi thêm bùn cho cây vào mùa nắng, mỗi năm 1 lần. Nên trồng xen cây cà chua, dưa leo hoặc cây so đũa,… để ngăn chặn sự tấn công của côn trùng.

Giai đoạn kinh doanh

Thời điểm này cây dừa đã cho quả ổn định và bắt đầu bước vào vụ kinh doanh. Bà con cần đặc biệt lưu ý đến vấn đề chăm sóc cây để đảm bảo năng suất nuôi trồng.

Hàng năm bồi bùn cho cây dừa 1 lần vào thời điểm đầu mùa nắng. Ngoài ra cần tỉa bớt những cây trồng xen. Giữ lại mật độ cỏ dại hợp lý để cây có thể quang hợp tốt nhất.

Khi dừa được 4 – 6 tuổi cần vệ sinh cho cây 1 – 2 lần mỗi năm.

Phòng trừ sâu bệnh cho cây dừa

Bọ dừa

  • Cắt, đốt bỏ các đọt non bị bọ dừa tấn công.
  • Dùng ong ký sinh Tetretichus Brontispae hoặc nấm ký sinh Metarhizium anisopliae để tiêu diệt bọ dừa.
  • Dùng các loại thuốc hóa học phổ biến như: Actara, Sumicidin,…phun đều lên cây.

Kiến vương

  • Thăm vườn thường xuyên khi dừa được khoảng 2 năm tuổi. Dùng móc sắt để bắt kiến vương. Sau đó dùng đất sét trám lại lỗ đục để phòng các công trùng khác tấn công.
  • Không để rơm rạ quanh vườn dừa để ngăn chặn sự phát triển của kiến vương.
  • Để hạn chế tối đa tầm bay cũng như khả năng gây hại của kiến vương đối với cây dừa bà con nên trồng xen canh. Các loại cây xen canh thích hợp nhất là: Ca dao, cây họ đậu…

Đuông dừa

  • Khi dừa được 1 – 2 tuổi, dùng dao hoặc đục sắt, khoét lỗ để bắt ấu trùng đuông dừa. Phun thuốc hạt Basudin và tưới nước vôi lên các lỗ ấu trùng.
  • Áp dụng các kỹ thuật canh tác như: Hạn chế tối đa sự tấn công của đuông dừa, hạn chế gây vết thương lên thân cây. Kết hợp trồng cây xen canh để giảm khả năng gây hại của đuông dừa với cây dừa.

Bọ xít trái Amblypelta sp

  • Vệ sinh vườn tược thường xuyên, đảm bảo sự thông thoáng cho khu vườn.
  • Trồng cây đúng khoảng cách.
  • Nuôi kiến vàng trong vườn dừa để chúng tiêu diệt bọ xít.

Khai thác và bảo quản cây dừa

Khai thác những cây có tuổi thọ cao và những cây bị sâu bệnh nặng. Trồng những cây non khác vào luống. Điều này sẽ giúp bà con đảm bảo được năng suất thu hoạch mỗi vựa dừa. Sau khi thai thác cần bảo quản sản phẩm và sử dụng càng sớm càng tốt. Tránh tình trạng để dừa quá lâu trong các khu vực, nhà kho ẩm ướt, côn trùng phá hoại ảnh hưởng đến năng suất lao động và làm giảm giá trị kinh tế của thương phẩm.

Lời kết

Trên đây là một số thông tin chia sẻ về cây dừa và đặc điểm, kỹ thuật trồng, chăm sóc cây hiệu quả. Hy vọng nội dung bài viết của Cừ Tràm Thái Dương đã đem đến bạn đọc thêm nhiều kiến thức hữu ích.

0/5 (0 Reviews)