Cây keo: đặc điểm, công dụng, kỹ thuật trồng và chăm sóc

Cây keo: đặc điểm, công dụng, kỹ thuật trồng và chăm sóc

Cây keo

Cây keo là loại cây được trồng lấy thân để sử dụng cho ngành sản xuất giấy hay nội thất. Bên cạnh đó, một số loại keo còn có tác dụng về sức khỏe, giúp chữa bệnh. Để tìm hiểu kỹ về đặc điểm, công dụng, gây trồng và kỹ thuật chăm sóc về cây keo, các bạn hãy xem hết bài viết này nhé.

Tìm hiểu về cây keo

Cây keo là loại cây thuộc có tên khoa học là Acacia, thuộc chi Keo họ đậu (Fabaceae), xuất xứ từ đại lục cổ Gondwana. Cây gỗ keo được phân bổ nhiều vùng trên thế giới nên được phân ra thành các loại khác nhau. Cụ thể như: wattle (loại cây gỗ keo vùng Úc), acacia (loại cây gỗ keo vùng châu Phi, châu Mỹ). Ở Việt Nam, cây keo được du nhập từ lâu, được trồng và ứng dụng nhiều trong đời sống.

Cây keo là cây gì?

Cây keo là loại cây có hình dáng thân dài, tán lá dày, dài thường trồng trong khoảng chu kỳ từ 7 – 8 năm.  Trồng khoảng 2 – 3 năm, rừng cây bắt đầu khép tán, cản trở được dòng chảy góp phần giữ đạm cho đất. Người trồng trọt khi đó sẽ đỡ công chăm sóc cây hơn, đợi thêm vài năm là có thể thu hoạch được. 

Cây keo
Cây keo

Phần lớn, cây keo cung cấp gỗ để làm nguyên liệu chính trong việc sản xuất giấy, thiết kế đồ nội thất trong nhà. Là loại cây thân gỗ thẳng có màu vàng trắng đặc trưng, có vân và giác lõi phân biệt. Hiện nay trên thị trường tiêu thụ, giống keo lai mang đến nhiều công dụng, phù hợp với mọi dự án sản xuất.

Phân bố cây keo

Cây keo phần lớn có nguồn gốc ở Australia, các vùng nhiệt đới hay ôn đới ấm loại cây này xuất hiện nhiều. Một số khu vực phổ biến trên thế giới có nhiều loại cây gỗ này bao gồm châu Phi, châu Mỹ và miền nam châu Á. Tại Việt Nam, keo được trồng nhiều tại khu vực khô và có vùng diện tích rừng, đồi lớn.

Các loại cây keo

Mỗi một loại cây keo sẽ có điểm đặc tính riêng biệt tương ứng với một số công dụng nhất định. Điển hình loại:

Keo vàng (keo lá tràm, tràm bông vàng)

Là loại cây keo có độ cao tầm 3 – 8m, khi nhỏ vỏ cây có màu xám mịn, khi già vỏ có màu nâu đậm, sần sùi. Cây keo vàng có kích thước thân gỗ khá nhỏ nên không được dùng nhiều trong sản xuất nội thất. Thân cây này thường được làm gỗ nhiên liệu hoặc được trồng để lấy tinh chất tanin trong vỏ cây. Thích hợp với thời tiết vùng ôn đới, loại cây này đem lại năng suất trồng trọt cao nhất so với các loại keo khác.

Keo vàng (tràm bông vàng)
Keo vàng (tràm bông vàng)

>> Xem thêm bài viết về: Cây tràm.

Keo tai tượng

Thuộc dạng gây gỗ lớn với chiều cao khoảng 7 – 30m, đường kính thân cây từ 25 – 35cm. Loại cây này ưa vùng đất ẩm, thoát nước tốt, trồng tập trung hay trồng phân tán đều được. Cây keo này được trồng với mục đích chính là làm gỗ nguyên liệu cho chế biến giấy, gỗ ván dăm,… Năng suất trồng trọt của cây này khá cao với tốc độ sinh trưởng chiều cao đạt 2,5-3m/năm, cho ra khoảng 200 – 250 kg hạt giống.

Keo tai tượng
Keo tai tượng

Keo lai

Loại cây này có tốc độ, khả năng sinh trưởng nhanh, mang đến chất lượng gỗ từ ổn định đến cao. Thích ứng rất tốt với thời tiết khô hạn, keo lai có khả năng chống chịu sâu bệnh. Khu vực trồng được nhiều loại cây này tại Việt Nam đó là Bình Phước và các tỉnh Nam Bộ.

Keo dậu

Cây được trồng thành hàng rào bao quanh khu vực trồng trọt, có tán rộng và vỏ cây màu xám. Loại cây này có đặc điểm lá kép lông chim 2 lần chẵn, có các tuyến hình trên các cuống lá cấp 1. Keo dậu phát triển tốt tại vùng đất thông thoáng nước, ít chua, thích ứng được với đất mặn ven biển. Điểm mạnh của cây này là có khả năng chịu khô rất tốt nhưng không thể chịu được đất úng nước. Tại nhiều vùng, keo dậu bị cho là loại thực vật xâm hại bởi nhiều loại cây khác không thể sinh trưởng được.

Cây keo dậu
Cây keo dậu

Đặc điểm hình thái của cây keo

Keo là loại cây có khả năng thích ứng với các loại đất nghèo dinh dưỡng nên rất dễ trồng. Ở một số vùng có thời tiết khắc nghiệt, hạn hán nhiều nhưng tốc độ sinh trưởng của loại cây này vẫn rất tốt. Một số đặc điểm hình thái của cây keo đáng kể đến là:

Thân

Thân thẳng, đường kính của thân keo trưởng thành khoảng 40 – 50cm. Đối với mục đích lấy thân làm gỗ thì cây được trồng dao động từ 10 – 15 năm. Còn đối với mục đích làm nguyên liệu làm bột giấy, thân cây keo chỉ cần đạt tuổi thọ từ 7 – 10 năm. Khi còn non, thân cây có vỏ khá mịn, đến khi trưởng thành thân có vỏ sần sùi chuyển sang màu nâu đậm. 

Lá keo có hình lông chim có dạng phẳng bẹt và có tác dụng là quang hợp, hấp thụ ánh sáng. Cuống lá có hướng thẳng về phía ánh sáng giúp hạ nhiệt cho cây keo, bảo vệ cho cây không bị nóng quá. Một số loại keo sinh trưởng ở vùng đất khô cằn sẽ có gai cứng sắc ở các cành lá. 

Hoa

Hoa keo khi nở thành chùm có màu vàng rất nổi bật, mỗi hoa có 5 cánh hoa nhỏ ẩn trong các chị hoa dài. Thời điểm hoa keo nở chín rộ cũng là lúc các quả keo sắp bước vào giai đoạn khô, sắp rụng. 

Hạt

Hạt keo nằm trong quả, quả keo hình dáng dẹt dài khoảng  13 – 15cm chứa tầm 15 – 20 hạt keo. Khi quả còn xanh, hạt keo dậu có thể ăn được, thường được dùng để trị giun. Đến khi quả chín rụng khỏi cây, hạt keo cũng bắt đầu chuyển sang màu nâu đen.

Công dụng của cây keo

Thông thường, cây keo thường được trồng với quy mô diện tích lớn giúp phủ xanh đồi núi. Loại cây này còn đem lại kinh tế cho người trồng trọt thông qua các công dụng sau đây:

Trong công nghiệp chế biến gỗ

Gỗ keo có đặc tính dẻo dai, độ bền cao nên được ứng dụng nhiều trong sản xuất giấy, thiết kế nội thất. Hiện nay, keo được người trồng trọt trồng trên quy mô lớn đảm bảo chất lượng tối ưu nhất. Từ đó đưa đến số lượng gỗ keo đồng bộ lớn, đáp ứng cho nhiều dự án lâm nghiệp thương mại.

Trong xây dựng

Cây keo được ứng dụng trong ngành xây dựng thường là gỗ keo xẻ. Đây là loại gỗ bền, dai đáp ứng nhiều mục đích sử dụng và được thu mua số lượng lớn. Những sản phẩm từ gỗ keo xẻ được sản xuất trong ngành xây dựng là coppha, pallet,…

Trong đời sống kinh tế

Giá của gỗ keo thường rẻ hơn do với các loại gỗ khác do nguồn cung khá là dồi dào và ổn định. Gỗ keo là nguồn nguyên liệu chính phục vụ cho ngành gỗ pallet và đem lại kinh tế cho khu vực đồi núi. Tuy nhiên, do tài chính của người dân đang còn nhiều eo hẹp, nên nhu cầu sử dụng gỗ keo giảm sút. Điều này kéo theo giá thành các sản phẩm từ gỗ keo bị sụt giảm, mang đến lợi nhuận kinh tế chưa cao.

Trong y học

Một số loại keo chứa một số ancaloit có tác dụng lên dây thần kinh, gây ảo giác với người dùng. Khi được ứng dụng trong y học, hoạt chất ancaloit có tác dụng an thần, giảm đau cho bệnh nhân. Các bộ phận lá, thân hay rễ keo khi ủ với một số thực vật có thể uống tốt cho sức khỏe. Còn hạt của cây keo dậu được dùng để ăn sống giúp ổn định tiêu hóa, giảm giun trong bụng.

Ưu điểm của gỗ keo

Tạo ra nguồn kinh tế cho người trồng trọt, người thu mua và nhà sản xuất gỗ keo. Đây là vật liệu truyền thống được người dân Việt sử dụng nhiều trong đời sống. 

Gỗ keo có thể làm ra nhiều sản phẩm đa dạng về mẫu mã, khiến người tiêu dùng ưa chuộng mua nhiều.

Với các gỗ keo có đường kính thân từ 20 – 25cm làm cột chống, dầm nhà, dựng lán trại rất vững chắc.

Giá thành rẻ hơn so với loại gỗ khác, dao động từ 2,5 đến 2,6 triệu đồng một khối. Cộng thêm gỗ keo có tính thẩm mỹ và độ bền cao nên được nhiều người tin dùng.

Ván sàn bằng gỗ keo được gia công kỹ giúp loại bỏ mối mọt, tránh bị cong vênh khi sử dụng lâu dài.

Các loại pallet từ gỗ keo được dùng để kê hàng hóa, trong các nhà kho, nhà máy gạch,…

Cách gây trồng và chăm sóc cây keo 

Trước khi thực hiện gây trồng keo, ta cần chọn lọc các cây keo giống một cách kỹ lưỡng. Người trồng cần chọn cây giống đời F1 của các dòng như BV 5, BV 10, TB 05, TB 08,… Điều kiện cây giống là tầm khoảng 3 tháng tuổi, chiều cao từ 20 – 25cm, cây xanh khỏe  một ngọn.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây keo
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây keo

Thời vụ trồng

Một năm sẽ có hai thời điểm phù hợp để trồng keo, đó là vụ xuân thực hiện trồng trước tháng 4. Và vụ thứ hai là vụ thu, người trồng keo thực hiện trước ngày 15 tháng 11.

Mật độ trồng

Các cây được trồng cách nhau với khoảng cách 3m chiều ngang, 3m chiều dọc, tương đương 1100 cây/ha. Hoặc trông cây với khoảng cách 3m chiều dọc, 2m chiều ngang, ta được khoảng 1660 cây/ha.

Cách trồng

Đầu tiên là xử lý thực bì: Dọn sạch thực bì trước khi tiến hành trồng cây, nơi thực bì thưa dưới 1m, gom thành đống và đốt cục bộ. Đối với nơi có thực bì dày cao trên 1m, thực hiện phát băng rộng theo đồng mức.

Làm đất: Khu đất dốc dưới 150 nên cày ngầm toàn diện, dốc trên 150 nên làm đất thủ công. Người trồng thực hiện theo cục bộ, đào hố 40x40x40 cm để chỗ đặt trồng cây keo giống.

Bón lót và san lấp hố

Trước 15 ngày trồng keo giống, thực hiện bón lót với mỗi hỗ khoảng 3kg phần chuồng cùng với 200g NPK. Hoặc khi lấp đất người trồng bón lót mỗi hố 100 – 150g NPK (theo tỷ lệ 5:10:3).

Chăm sóc và nuôi dưỡng cây keo

Người trồng cần chăm sóc rừng cây keo cẩn thận trong thời gian 3 năm đầu, cụ thể là:

Năm đầu

Với năm đầu tiên người trồng chia ra hai lần chăm sóc, lần thức nhất là sau khi trồng keo 1 – 2 tháng. Cắt dây leo, phát dọn thực bì và vun xới đất quanh gốc rộng 80cm là việc cần làm lúc đó. Lần chăm sóc thứ hai là sau 10 – 11 tháng trồng keo, tiếp tục phát thực bì, vun xới quanh gốc rộng 80cm.

Năm thứ 2

Chia ra ba lần chăm sóc, lần đầu tầm khoảng tháng 3 – 4 của năm thứ hai. Dọn thực bì, vun xới đất và bón thúc mỗi gốc 200g NPK (5:10:3) hoặc 500g phân hữu cơ vi sinh. Lần hai rơi vào khoảng tháng 7 – 8, dọn thực bì, vun xới quanh gốc 1m và tỉa cành cao dưới 1 m. Lần thứ ba là vào khoảng 10 – 11, thực hiện dọn thực bì quanh gốc rộng 1m.

Năm thứ 3

Đến năm thứ 3 sẽ chia thành 2 lần chăm sóc, với lần đầu rơi vào khoảng tháng 3 – 4. Vẫn tiếp tục dọn thực bì toàn diện, tỉa cành cao khoảng 1,5 – 2m. Đừng quên bón thúc mỗi gốc 200g NPK (5:10:3) hoặc 500g phân hữu cơ vi sinh. Và dẫy cỏ quanh gốc rộng 1m, rạch bón cách gốc 40 – 50cm. Khoảng tháng 7 – 8, thực hiện chăm sóc lần hai, dọn thực bì toàn diện, chặt cây sâu và phát dẫy cỏ.

Bảo vệ rừng và phòng trừ sâu hại cây keo

Để phòng trừ sâu bệnh, người trồng cần phòng trừ bằng thuốc hóa học cùng với các giải pháp tổng hợp khác. Cần băng cản lửa rộng 8 – 10m trước mùa khô hay khi dọn thực bì để phòng cháy rừng, phòng trâu bò phá hại.

Khai thác và chế biến cây keo

Tùy vào mục đích của thương lái thu mua, người trồng sẽ thu hoạch keo theo các hình thức khác nhau. Đối với mục đích làm giấy, ván dăm, người trồng sẽ thu hoạch cây keo có tuổi thọ 7 – 8 năm với sản lượng 150 – 200m3/ha. Còn đối với mục đích phủ xanh, cải tạo vườn rừng, người trồng cần tỉa thưa cây, giữ lại những cây khỏe mạnh vượt trội.

Lời kết

Trên đây là bài viết về cây keo, cũng như kỹ thuật trồng trọt keo từ lúc chọn giống đến khi thu hoạch. Cừ Tràm Thái Dương mong rằng thông tin bài viết này giúp bạn hiểu hơn, có cái nhìn rõ nét về loại cây lấy gỗ này.

0/5 (0 Reviews)