Cây xà cừ: đặc điểm, công dụng, cách gây trồng và chăm sóc

Cây xà cừ: đặc điểm, công dụng, cách gây trồng và chăm sóc

Cây xà cừ

Cây xà cừ được ứng dụng nhiều trong ngành sản xuất nội thất bởi độ bền cao, vân gỗ đẹp. Gỗ xà cừ mang lại giá trị kinh tế cho cả người trồng và người thu mua. Bài viết dưới đây Cừ Tràm Thái Dương chia sẻ tới quý độc giả những thông tin về đặc điểm, công dụng, cách gây trồng và chăm sóc loại cây này.

Tìm hiểu về cây xà cừ

Cây xà cừ xuất hiện nhiều trong khuôn viên trường học, các cơ quan hành chính, bệnh viện, đường phố,… Chúng được trồng nhiều nhằm cung cấp bóng râm, tạo cảnh quan xanh mát cho môi trường. Loại cây này còn mang lại nhiều lợi ích trong đời sống, kinh tế. Nhất là trong việc trồng để lấy gỗ chế tác ra các đồ nội thất, đem lại nguồn thu nhập ổn định.

Cây xà cừ là cây gì?

Cây xà cừ (sọ khỉ, quả gỗ) là loại cây thuộc họ Xoan, có tên khoa học là Khaya senegalensis. Mang tốc độ sinh trưởng mạnh mẽ, cây có thể phát triển tốt trên nhiều loại đất. Loại cây sọ khỉ này ưa ánh sáng nhưng lại không hề kén chọn môi trường sống. Bởi khả năng thích nghi trong thời tiết khắc nghiệt, xà cừ có thể chịu gió lạnh, chịu khô hạn tốt.

Cây xà cừ
Cây xà cừ

Cây xà cừ phân bố ở đâu?

Trên thế giới cây xà cừ mọc tự nhiên ở khu vực châu Phi, điển hình ở các nước Madagascar, Bờ Biển Ngà,… Tại Việt Nam, loại cây này được phân bổ trên khắp các tỉnh thành, phù hợp cả với vùng ven biển miền Trung.

Đặc điểm về cây xà cừ

Thuộc loại cây đại mộc nên hình dáng của xà cừ rất cao lớn và vững chắc. Nó bao gồm một số đặc điểm hình thái sau đây:

Thân

Thân trơn màu xám nâu, khi trưởng thành có độ cao trung bình khoảng 25 – 40m, đường kính tương đương tầm 2m. Lúc cây còn non, vỏ thân láng nhẵn, khi cây già vỏ xuất nhiều vết nứt theo khoanh tròn. Tán xà cừ vươn rộng chia ra nhiều nhánh, mỗi nhánh khoảng 10 – 15m tạo độ quang hợp tốt cho cây. Khi độ che phủ đủ rộng, những cành non xà cừ sẽ mọc về hướng mặt đất. 

Lá xà cừ là loại lá kép lông chim (chẵn), có chiều dài từ 6 – 12cm, rộng khoảng 3 – 5cm. Lá chét xà cừ có hình dáng trái xoan dài, mọc mang cách từ 3 đến 6 đôi lá.

Hoa

Hoa xà cừ mọc từ nách lá, thường nở vào thời điểm tháng 4 – 5. Chùm hoa có màu trắng, được tạo nên từ những hoa nhỏ li ti, khi hoa sắp tàn thì quả xà cừ xuất hiện.

Hoa xà cừ
Hoa xà cừ

Quả cây xà cừ

Quả xà cừ non có màu xanh, khi chín quả chuyển dần sang màu nâu, trở nên cứng và dày. Quả xà cừ mang lại hạt giống bằng cách nứt quả rơi hạt xuống đất. Có thể thu gom hạt rồi gieo trồng xuống đất, tạo điều kiện thuận lợi giúp cây nảy mầm nhanh hơn.

Quả xà cừ
Quả xà cừ
Hạt xà cừ
Hạt xà cừ khô

Rễ

Bộ rễ xà cừ tỏa tròn cắm sâu vào lòng đất, giúp cây dễ hút nước và tăng khả chống gió khi mưa bão.

Công dụng của cây xà cừ

Cây xà cừ mang đến nhiều công dụng trong đời sống sinh hoạt của con người, điển hình như:

Trong công nghiệp chế biến gỗ

Nhắc đến đồ gỗ nội thất, chắc hẳn ai trong chúng ta cũng nghe trên một lần về gỗ xà cừ. Gỗ xà cừ có màu đỏ nhạt với lõi bên trong màu đỏ thẫm trông rất bắt mắt. Loại gỗ này mang được tính rắn chắc cao nên thường được ứng dụng trong đóng tàu thuyền, làm đồ gỗ gia dụng.

Xà cừ có thể ví như một sự sống mãnh liệt tạo nên dòng gỗ chất lượng, bền bỉ với thời gian. Với ưu điểm về độ cứng, gỗ xà cừ có thể bàn ghế salon, bàn uống nước, sập, kệ tivi, tủ, tay vịn cầu thang, thớt hay khay đựng,… Những thân gỗ xà cừ có kích thước lớn thường được dùng để làm lọ lục bình, tượng phật,…

Xem thêm: Cây bạch đàn và Cây tràm

Trong xây dựng

Các khu vực công cộng như sân trường, khuôn viên bệnh viện, công viên, các cơ quan trồng xà cừ để tạo cảnh quan tươi xanh. 

Trong đời sống

Xà cừ có nhiều lá rất tốt cho việc thực hiện quá trình quang hợp và hấp thu CO2 từ môi trường. Từ đó thấy được xà cừ góp phần lớn trong việc thanh lọc không khí cho khu vực xung quanh đó.

Tạo cảnh quan bóng mát

Với đặc điểm có tán cây rộng to, xà cừ mang lại bóng râm tại khu vực trồng nó. Những hàng xà cừ được trồng đều tăm tắp trên các con đường, dãy phố tạo nên một cảnh quan bóng mát, dễ chịu cho người đi đường.

Có giá trị kinh tế cao

Giá gỗ xà cừ hiện đang dao động từ 8 đến 9 triệu đồng trên 1 mét khối. Tùy vào tuổi đời, kích thước thân gỗ mà sản phẩm được làm từ xà cừ có định giá khác nhau. Một bộ bàn ghế từ gỗ xà cừ có giá khoảng 9 – 10 triệu đồng/bộ, rẻ hơn nhiều so với gỗ lim, gỗ hương.

So với cây tràm, trồng xà cừ tốn ít công hơn, đem lại giá trị kinh tế cao hơn, khoảng gấp 3 lần. Tuy thời gian trồng có lâu hơn, nhưng lợi nhuận từ gỗ xà cừ cao hơn nhiều so với một số các loại cây lấy gỗ khác. Hiện nay gỗ xà cừ đang được ưa chuộng ở cả thị trường trong nước và nước ngoài.

Trong y học

Trong các nghiên cứu khoa học, hạt xà cừ chứa 67% dầu béo và axit folic, ép hạt làm dầu ăn rất tốt cho sức khỏe tim mạch. Lá xà cừ có tác dụng chống viêm, tiêu sưng, thực hiện giã lá non trộn với rượu đắp lên phần bị sưng khỏi rất nhanh. Phần thân xà cừ màu vàng cắt lát mỏng ngâm cùng quất, mật ong trị ho rất hiệu nghiệm.

Vỏ xà cừ

Theo bài thuốc dân gian, dùng vỏ xà cừ đun lấy nước tắm trong vòng 1 tuần khỏi hẳn bệnh ghẻ.

Vỏ cây xà cừ
Vỏ cây xà cừ

Hoa xà cừ

Ở một số nước châu Phi, hoa xà cừ dùng để sắc lấy nước uống giúp hạ sốt và giảm đau dạ dày.

Ưu điểm của gỗ xà cừ

  • Hoa văn vân gỗ đẹp phối hợp màu sắc hài hòa, với viền bên ngoài màu đỏ nhạt, đi sâu vào trong tâm gỗ có màu đỏ đậm.
  • Gỗ xà cừ có độ cứng cáp tuyệt vời, vì thế khi bị va đập hay trong lúc chế tác không ảnh hưởng đến chất lượng gỗ.
  • Đặc tính của gỗ xà cừ là dẻo dai có liên kết chắc chắn, nếu gỗ được gia công, tẩm sấy kỹ thì sản phẩm đưa ra sẽ chịu lực tốt hơn.
  • Gỗ xà cừ có thể uốn nắn, tạo ra nhiều hình thù đa dạng, mẫu mã bắt mắt.
  • Tuổi thọ của gỗ xà cừ khá cao, các sản phẩm từ gỗ này qua các các năm sử dụng vân gỗ càng trở nên rõ nét và đẹp hơn.

Cách gây trồng và chăm sóc cây xà cừ

Một số yêu cầu kỹ thuật khi trồng và chăm sóc xà cừ cần chú ý đó là:

Nhân giống

Có hai hình thức nhân giống xà cừ là tự ươm cây giống và mua cây giống về trồng. Đối với tự ươm cây giống, người trồng cần lựa chọn hạt từ cây mẹ có tuổi thọ từ 15 năm trở lên. Cây xà cừ mẹ ưu tiên là cây ít sâu bệnh, có hình dáng thân thẳng, phân nhánh cao. Nên chọn hạt từ những quả tự chín rụng, thu hoạch rồi ươm mầm ngay.

Để tiết kiệm thời gian, đem lại năng suất cao hơn, người trồng thường mua cây giống về trồng. Điểm lưu ý khi chọn cây giống xà cừ đó là chọn thân thẳng, ngọn lá không dập và không có dấu hiệu lạ.

Chọn giống xà cừ

Công đoạn chọn giống này chỉ bắt buộc đối với người tự ươm giống xà cừ bằng hạt. Sau thời gian cây xà cừ non bắt đầu trổ, phát triển các tán lá là lúc giữ lại những cây khỏe mạnh. Những cây bị sâu bệnh, kém phát triển nên bỏ đi để không bị tốn thời gian chăm sóc vô bổ.

Trong thời kỳ khoảng 2 – 3 tháng đầu sau khi hạt lên mầm, người trồng cần chú ý chăm sóc kỹ, tránh để sâu ăn lá. Đến thời điểm khoảng  8 – 9 tháng, xà cừ bắt đầu sinh cành và nhánh, cần bổ sung dưỡng chất cho cây nhiều hơn.

Chọn giống cây xà cừ
Chọn giống xà cừ

Chọn đất trồng

Mặc dù phù hợp với mọi loại đất, nhưng xà cừ sẽ phát triển tốt nhất trong vùng đất phù sa. Xà cừ có thể sống trên nền đất cát sỏi, thích nghi nhanh với điều kiện khô hạn của vùng miền Trung, miền núi. Tuy nhiên thời gian trưởng thành của cây xà cừ sẽ chậm hơn so với nơi phì nhiêu khác. Một điểm lưu ý đối với đất trồng xà cừ là chọn nơi có độ pH ở khoảng mức 6.

Ánh sáng lý tưởng

Xà cừ là loại cây ưa sáng, nên nơi trồng có nhiều ánh nắng sẽ giúp cho cây phát triển tốt hơn. Loại cây này có thể sinh trưởng được cả trong thời tiết khô hạn và nắng gắt.

Tưới nước

Rễ xà cừ khá rậm rạp, dễ bám sâu vào lòng đất nên có khả năng hút nước từ lòng đất tốt. Tuy nhiên, người trồng nên ủ thêm phân xanh quanh gốc để tạo độ ẩm, tránh mất nước vào thời điểm nắng kéo dài.

Nhiệt độ lý tưởng

Xà cừ là cây chịu nhiệt độ lạnh kém vì thế không thích hợp trồng cây ở khí hậu rét khắc nghiệt. Đồng thời, người trồng cũng cần có hệ thống thoát nước thông thoáng. Điều này giúp tránh tình trạng ngập úng nước, dễ chết cây non.

Khai thác và bảo quản cây xà cừ

Khai thác lấy gỗ xà cừ khi thân gỗ có kích thước từ 50 – 80cm. Thân xà cừ khi mới thu hoạch còn tươi vỏ, cần phải đưa vào xử lý như sau:

Bước 1 – Phơi gỗ: Thân gỗ mới chặt về, các mao mạch dẫn nước trong thân vẫn nhiều các chất dinh dưỡng. G lúc này chưa có tính ổn định, nên hoa văn vân gỗ còn mờ, chưa rõ nét. Vì thế, cần phơi gỗ một khoảng thời gian để thân thoát hơi nước và bớt nhựa đi.

Bước 2 – Tẩm sấy: Việc làm này giúp các thớ gỗ ổn định, dẻo dai, liên kết bền chặt với nhau hơn. Quá trình thực hiện tẩm sấy sẽ thay đổi tính chất sinh học của gỗ xà cừ, trở nên chắc chắn, độ bền cao. Từ đó, gỗ xà cừ trở nên có khả năng chịu lực va đập, dễ uốn nắn trong khi tạo hình.

Lời kết

Bài viết trên đây đã đề cập, giới thiệu đầy đủ về đặc điểm và cách trồng cây xà cừ. Qua đó giúp cho ta thấy công đoạn chăm sóc xà cừ không kỳ công nhiều so với một số cây lấy gỗ khác. Nhưng đem lại hiệu quả kinh tế, tính ứng dụng cao và thân thuộc đối với đời sống sinh hoạt con người. Hy vọng bài viết này của Cừ Tràm Thái Dương, quý độc giả đã có thêm những thông tin hữu ích về loại cây này.

3/5 (3 Reviews)