Hướng dẫn thi công móng hàng rào bằng cừ tràm (có bản vẽ)

Hướng dẫn thi công móng hàng rào bằng cừ tràm (có bản vẽ)

thi cong mong hang rao bang cu tram

Nếu bạn là một chủ thầu xây dựng, chắc hẳn, đã biết về móng hàng rào không nào? Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách thi công móng hàng rào bằng cừ tràm. Vậy, trong bài viết hôm nay, Cừ Tràm Thái Dương sẽ hướng dẫn đóng cừ tràm trong thi công móng hàng rào. Hãy cùng chúng tôi tham khảo những thông tin ngay sau đây nhé!

Khảo sát mặt bằng và địa chất nền đất

Như chúng ta đã biết, một số chủ thầu thường lựa chọn làm móng hàng rào bằng cừ tràm. Bởi, nó không chỉ giúp phân biệt lối đi, làm ranh giới giữ đất, tạo không gian riêng. Mà cừ tràm còn có mức chi phí rẻ so với các nguyên vật liệu thi công khác.

Tuy nhiên, trước khi thông công, chủ thầu phải khảo sát mặt bằng và địa hình xem địa chất ở đây như thế nào? Hay loại đất này có đóng được cọc cừ tràm hay không? Từ đó, có thể lựa chọn được giải pháp và loại cừ tràm phù hợp nhất cho công trình.

Ngoài ra, dựa vào kết quả khảo sát mặt bằng và địa chất nền đất. Kỹ thuật viên sẽ có bản vẽ thi công móng hàng rào chân thực và chính xác cho gia chủ nếu trường hợp họ yêu cầu cao về kỹ thuật.

Thiết kế bản vẽ thi công móng hàng rào

ban ve thi cong mong hang rao bang cutram
Bản vẽ thi công móng cừ tràm bằng cừ tràm

Khi tiến hành thi công đóng cừ tràm cho móng hàng rào. Các nhà thầu xây dựng cần phải có những bản vẽ thiết kế

quy trình tính toán và thiết kế móng cọc cừ tràm chính xác cho những công trình khác nhau. Bởi, khi đó họ sẽ đưa ra giải pháp đúng đắn và chi tiết nhất khi làm móng hàng rào cừ tràm cho gia chủ.

Bởi với các vị trí đất nền bị xốp hoặc bị sụt lún thì ta nên có bản vẽ dự toán vận tư cũng dư tính toán được độ chịu tải cừ tràm… Từ đó có thể đảm bảo độ bền và độ vững chãi của cừ tràm được kiên cố nhất.

CỪ TRÀM THÁI DƯƠNG
” CHẤT LƯỢNG TẠO THƯƠNG HIỆU – UY TÍN ĐỂ PHÁT TRIỂN “
Địa chỉ vựa: 88 Tổ 51 Kp 3, An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh.
Mr Dương: 0888.888.767 Hoặc Ms Thủy: 0966.448.779
Email: thaiduong@cutram.vn        Website: cutram.vn

Công tác chuẩn bị vật tư thiết bị và nhân công phục vụ thi công

Ngoài ra, để đóng cừ tràm trong thi công móng hàng rào ta cần phải chuẩn vị cả vật tư thiết bị, máy đóng cừ lẫn nhân công phục vụ xây dựng. Bởi, khi đó, ta có thể dự toán được chi phí thi công cũng như có thể chọn được cọc cừ tràm tốt nhất.

Dưới đây là một số lưu ý khi chọn cọc cừ tràm để thi công móng hàng rào:

  • Thân cây tràm phải thẳng và không cong vẹo. Vì những cây bị cong sẽ có sức chịu lực thấp. Từ đó, khi làm hàng rào cũng không được đảm bảo và kiên cố.
  • Thêm nữa, vỏ cây tràm không được có vết trầy xước hoặc có vết cắt sâu. Vì khi đó, hàng rào sẽ không chịu được sức gió, sức mưa lớn.
  • Ruột cọc cừ tràm phải đặc, không xỉn màu và cần tươi mới. Bởi, khi ruột cọc cừ tràm càng đặc thì độ bền càng càng lâu ngày và có thể lên tới 60 năm.

Các bước thực hiện thi công đóng cừ tràm cho móng hàng rào

Bước 1: Công tác đào móng

Đầu tiên, là sẽ tiến hành công tác đào móng. Nhưng trước khi đào móng, ta cũng cần phải khảo sát mặt bằng và địa chất nền đất của công trình để có thể lựa chọn được loại cọc cừ tràm phù hợp.

Xem thêm: biện pháp thi công đóng cừ tràm

Với vị trí đất đai bị xốp hoặc bị lún thì ta nên đào sâu xuống bên dưới đến khi có nước. Điều này sẽ đảm bảo độ bền lâu dài cho hàng rào cọc cừ tràm. Còn với vị trí đất đai có lẫn sỏi đá thì ta cũng nên chú ý khi đào móng. Bởi vì, khi trời mưa có thể sẽ dẫn đến mất sự liên kết của đất và đá. Từ đó dẫn đến sự đổ vỡ hàng rào. Trong tình trạng này, bạn có thể gia cố chân cọc bằng những tảng đá to xung quanh chúng.

Bước 2: Đóng cọc cừ tràm

Tiếp đó là tiến hành đóng cọc cừ tràm. Tùy vào diện tích hố trụ, ta có thể đóng hoặc không đóng móng đường đà cũng được. Vì nó đã có đường đà chịu lực bằng bê tông cốt thép ở bên dưới rồi.

Thông thường, người ta sẽ chọn loại cọc cừ tràm có đường kính từ 6 – 8cm để xây móng hàng rào. Các trụ chính của hàng rào thường được xây cách nhau từ 2 – 3m. Còn ở phía dưới chân có đổ cái đà bằng bê tông cốt thép nối các trụ với nhau rồi xây tường lên thôi

Bước 3: Phủ một lớp bê tông gia cố đầu cọc

Khi thi công đóng cọc xong, ta sẽ tiến hành trộn bê tông để phủ một lớp lên đầu cọc để giữa các đầu cọc thành một khối. Sau đó sẽ ốp cốp pha đổ thành trụ.  Độ cao của thành trụ sẽ tùy thuộc vào yêu cầu của gia chủ, thông thường tường có độ cao từ 1-3m. Cuối cùng, khi trụ và móng đà bên dưới khô thì tiến hành xây tường.

Xem thêm: Hướng dẫn thi công cừ tràm cho bờ kè kênh rạch

Lời kết

Hy vọng, với sự hướng dẫn đóng cừ tràm trong thi công móng hàng rào của Cừ Tràm Thái Dương trong bài. Quý bạn đọc có thể thi công cho công trình nhà mình một cách tốt nhất và đảm bảo chất lượng nhất. Mọi thắc mắc, quý khách có thể liên hệ Cừ Tràm Thái Dương để được tư vấn một cách tận tình và chu đáo nhất nhé!

0/5 (0 Reviews)