Phát triển nguồn gỗ bạch đàn cung ứng cho thị trường tốt nhất, không để cho tình trạng thiếu nguồn cung. Thì việc đảm bảo kỹ thuật và chăm sóc cây bạch đàn là vô cùng thiết yếu.
Để có được nguồn nguyên liệu phục vụ cho ngành công nghiệp giấy, xây dựng, thiết kế đồ dùng. Tạo ra những sản phẩm tốt và giá trị cho cuộc sống. Chúng ta hãy đọc bài trình bày kỹ thuật trồng và chăm sóc bạch đàn dưới đây.
Vùng đất thổ nhưỡng và khí hậu phù hợp với cây bạch đàn
Bạch đàn thích hợp với đất thị, đất phù sa và đất nhiễm phèn điều có thể phát triển tốt. đất trồng phải có đọ tao từ 100m-300m so với mực nước biển, nhiệt độ trung bình năm trên 29 độ C, lượng mưa đạt từ 1000mm-3000mm trên năm.
Bạch đàn được trồng ở nhiều nơi có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Việt Nam chúng ta có khí hậu cận nhiệ đới. Một năm có hai mùa rõ rệt đó là mùa mưa và mùa kéo dài 6 tháng trong năm. Đây là điều kiện phát triển cho cây thích hợp nhất, có lượng mưa lớn và giờ nắng nhiều.
Xem thêm: bảng giá cừ bạc đàn và cây chống bạch đàn: https://cutram.vn/ban-cu-bach-dan
Kỹ thuật chọn giống bạch đàn như thế nào?
Tiêu chuẩn chọn giống
Nguồn giống chất lượng và giá thành là 2 tiêu chí giúp chúng ta lựa chọn phù hợp những cây bạch đàn. Cây giống đóng một vai trò chủ chốt trong thời gian phát triển của cây. Các loại cây giống khác nhau sẽ thích nghi theo từng loại đất tại các vùng miền khác nhau sẽ ảnh hưởng đến năng xuất.
Mỗi loài bạch đàn thích hợp với mỗi vùng nhất định nên cần phải chọn giống kỹ càng. Bạn có thể chọn trồng bằng cây hạt hoặc cây mô, hom tùy từng điều kiện cụ thể của người trồng rừng.
Tiêu chuẩn để chọn cây bạch đàn giống là tuổi cây từ 2,5 đến 3 tháng, cao từ 25 – 35cm, đường kính cổ rễ 2mm, hình dáng cân đối, không sâu bệnh, không cụt ngọn.
Chống chịu với sâu bệnh tốt hay xấu cũng phụ thuộc vào giống chúng ta chọn lựa.
Thời vụ trồng và khoảng cách trồng cây bạch đàn thích hợp
Thời vụ trồng thích hợp nhất vào khoảng giữa tháng 5 đến cuối tháng 7 của năm.
Để thuận tiện cho việc dùng máy móc thiết bị và chăm sóc cũng như phòng chống cháy rừng, khoảng cách trồng cây bạch đàn tốt nhất là hàng cách hàng 3m, cây cách cây 2m.
Kỹ thuật ươm giống và gieo hạt bạch đàn ra sao?
Khi bước mùa mưa tại nước ta thì người trồng rừng bắt đầu ươm cây non để cho kịp thời vụ. Cây bạch đàn sẽ được ươm giống trong thời điểm này .Bắt đầu tiến hành trồng cây vào từ giữa tháng 6 đến hết tháng 7 hằng năm. Mật độ trồng cây con giống sẽ dao động từ 1.500 đến 2.000 trên 1 hecta.
Làm đất là giai đoạn quan trọng không kem. Giai đoạn làm đất này sẽ diễn ra vào cuối mùa khô khoảng tháng 5.
Biện pháp xử lý đất sẽ phụ thuộc vào từng nơi khác nhau. Đối với loại trên đồi cao, xe xúc không vào được. Thì sử dụng phương pháp truyền thống sử dụng bằng cách đốt, phát dọn bằng thủ công.
Quy mô trồng cây bạch đàn như thế nào?
Tiến hành tạo những luống trồng cây giống có kích thước bề rộng 3m, chiều cao 0,8m, khoảng cách những các cây là 5m.
Một hecta có thể trồng được bao nhiêu cây bạch đàn?
Nếu trồng theo đúng mật độ và kỷ thuật trồng cay thì mỗi cây cách nhau tầm 3 – 4m. Nếu được canh tác cây bạch đàn đúng kỹ thuật và quy trình. Sau 5 – 7 năm có thể thu hoạch để làm cừ bạch đàn hoặc cây chống bạch đàn. Năng suất thu hoạch đạt từ là 80 – 105 m3/hecta.
Quy trình chăm sóc cây bạch đàn
Trong 30 ngày đầu
Để trồng rừng bạch đàn phục vụ cho nguyên liệu bột giấy, mật độ trồng 1.660cây/ha, hàng cách hàng là 3m, cây cách cây là 2m. Nếu nơi trồng được cày máy, thì kích thước hố đào 30cm x30cm x30cm. Nếu trồng rừng bằng phương pháp làm đất cục bộ, cuốc đất bằng tay, thì kích thước hố đào 40cm x40cm x40cm. Mỗi hố cần bón lót 2kg phân hữu cơ vi sinh và 0,2kg NPK 8-4-4 trước khi trồng. Dùng đất tầng mặt đập nhỏ, trộn đều với phân sau đó bón vào hố.
Sau 15-20 ngày, gặp thời tiết thuận lợi như Mưa vừa, râm, mát, đất đủ ẩm, cần tiến hành trồng bạch đàn ngay. Sau khi trồng 20-30 ngày, phải kiểm tra rừng đã trồng, nếu phát hiện cây con bị chết hoặc đổ gãy phải vứt bỏ và kịp thời trồng dặm lại để bảo đảm tỉ lệ thành rừng 100%. Để rừng bạch đàn sinh trưởng nhanh, cần bón thúc trong lần chăm sóc thứ 2 với lượng 0,2kg NPK/cây.
Trong 3 năm đầu
Trong 3 năm đầu, rừng cây còn non nên dễ bị ảnh hưởng từ dịch bệnh và các loài cây khác làm chậm phát triển. Thế nên cần phải chăm sóc kỹ càng, không cho dây leo và cây bụi phát triển mạnh. Các loài cây bụi sẽ hút hết các nguồn dinh dưởng trong đất, dây leo quấn vào thân cây sẽ chặn việc trao đổi chất của cây. Làm chậm qáu trình phát triển của cây, năng xuất và sản lượng giảm.
Dùng phương pháp nhân giống sinh dưỡng hom – mô tạo cây giống, cây hom giống hoàn toàn giữ được đặt tính di truyền được các tính chất vốn có của cây mẹ lấy hom. Phương phấp này se tạo con giống nhiều với số lượng lơn nhanh hơn phương pháp ươm mần rất nhiều.
Thu hoạch
Rừng bạc đàn được trồng theo đúng kĩ thuật về chọn giống, kỹ thuật tạo cây giống, kĩ thuật trồng rừng thâm canh đồng bộ, chăm sóc bảo vệ rừng chu đáo, sau 7-8 năm có thể cho khai thách gỗ để làm nguyên liệu phục vụ cho sản xuất giấy. Sau 15 năm có thể khai thác làm gỗ gia dụng, gỗ xây dựng có giá trị rất lớn trên thị trường.
Rừng trồng bạch đàn đến tuổi nên khai thác trắng, sau đó tiếp tục chăm sóc gốc chồi để tiếp tục chăm sóc và khai thác về sau.
Kết luận
Từ những chia sẽ kiến thức phía trên về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bạch đàn. Chúng ta cần có những lưu ý quang trọng như chọn cây giống, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây trong khoảng 1-3 năm đầu đời của cây. Chú trọng việc bón phân và dạo sạch cỏ dại, cây bụi và dây leo quấn quanh cây.
Mong là những kiến thức chia sẻ phía trên sẽ giúp cho các bạn hiểu hơn về cây bạch đàn.
Xem thêm: Tinh dầu bạch đàn: món quà quý từ thiên nhiên với 7 công dụng kỳ diệu.
Bài viết liên quan: