Tìm hiểu về những lợi ích và tác hại của cây bạch đàn

Tìm hiểu về những lợi ích và tác hại của cây bạch đàn

loi ich va tac hai cua cay bach dan

Bạch đàn là loại cây được trồng phổ biến tại các tỉnh miền núi, cao nguyên hoặc ven biển Việt Nam. Bởi vì loại cây này có tốc độ sinh trưởng nhanh chóng, thích hợp với khí hậu nóng ẩm. Cũng như đem lại nhiều giá trị về mặt kinh tế, y học, đồ dùng nội thất. Bên cạnh lợi ích to lớn thì việc trồng cây bạch đàn cũng gây ra những tác hại nghiêm trọng. Hãy cùng Cừ Tràm Thái Dương tìm hiểu rõ hơn về lợi ích và tác hại của cây bạch đàn qua bài viết dưới đây nhé!

Lợi ích của cây bạch đàn

Cây bạch đàn được trồng nhiều tại Úc, các nước trên thế giới. Và được đưa về trồng tại Việt Nam vào những năm 1950. Đến nay, cây bạch đàn đã trở thành loại cây phổ biến tại nước ta nhờ mang lại nhiều lợi ích to lớn. Cụ thể:

Bạch đàn giúp phủ trống đồi trọc

Nạn phá rừng tại Việt Nam trong những năm qua ngày càng tăng cao. Để giúp bà con vùng núi phủ xanh đồi trọc. Nhà nước khuyến khích trồng cây bạch đàn. Bởi vì bạch đàn dễ thích nghi với các loại đất khác nhau kể cả đất kém chất dinh dưỡng. Việc phủ xanh đồi còn góp phần ngăn chặn tình trạng sạt lở, xói mòn đất đai trong mùa mưa lũ. Cung cấp thêm lượng oxy cần thiết, cải thiện tình trạng biến đổi khí hậu.

loi ich cua cay bach dan
Lợi ích của cây bạch đàn

Bạch đàn giúp ngăn chặn xâm nhập mặn

Đối với các tỉnh ven biển vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long thì bạch đàn còn được trồng thành rừng. Với mục đích giúp ngăn chặn xâm nhập mặn của nước biển. Người dân bảo vệ được chất dinh dưỡng của đất, lượng phù sa màu mỡ. Để có thể canh tác phát triển loại cây lương thực chủ yếu đó là lúa.

Cây bạch đàn được trồng làm bóng mát

Một trong những lợi ích tuyệt vời của cây bạch đàn là được trồng để làm bóng mát. Trên những con đường dài, bóng cây bạch đàn sẽ giúp che đi cái nắng nóng oi bức khi mọi người di chuyển.

Gỗ bạch đàn được sử dụng để làm đồ nội thất

Những rừng bạch đàn có tuổi đời lâu năm (30 đến 50 năm). Thân cây cao 40 mét, đường kính lớn sẽ được ứng dụng trong ngành sản xuất nội thất. Gỗ bạch đàn dùng để làm bột giấy, sản xuất giấy việt. Hoặc người ta sử dụng gỗ cây để làm bàn, ghế, đóng thuyền, làm cột trụ cho nhà ở, nhà hàng….

Tuy gỗ bạch đàn không được đánh giá cao về độ bền, độ thơm nhưng màu sắc gỗ rất bắt mắt. Dễ dàng chế tạo thành các đồ mỹ nghệ bắt mắt với giá thành hợp lý.

Gỗ bạch đàn ứng dụng trong xây dựng

Người dân các tỉnh ven biển trồng nhiều bạch đàn. Để cung cấp cho các vựa cừ bạch đàn lớn tại đây. Đối với những cây bạch đàn có tuổi đời 4 đến 5 năm. Thì sẽ được sử dụng làm cọc chống trong xây dựng. Hoặc cọc chống để gia cố đê điều, kênh rạch trong công trình thủy lợi.

Trong những công trình xây nhà ở 3 tầng, 5 tầng thì thân cây bạch đàn còn được người dân sử dụng làm giàn giáo. Hoặc thay thế cừ tràm để móng, gia cố các vùng đất nền yếu hiệu quả. Bởi vì giá thành cừ bạch đàn rẻ hơn nhiều lần so với việc sử dụng cọc bê tông cốt thép. Mà vẫn đảm bảo chất lượng của công trình.

Cây bạch đàn đem lại nhiều lợi ích trong y học

Từ lá cây cho đến vỏ cây, các bộ phận trên cây bạch đàn đều mang lại nhiều lợi ích trong ngành y học. Lá bạch đàn chứa hàm lượng tinh dầu (người ta hay gọi là tinh dầu khuynh diệp) được điều chế thành dầu gió. Dầu gió khuynh diệp có mùi thơm dễ chịu giúp bạn đánh bay nghẹt mũi, cảm lạnh, cảm cúm.

Bên cạnh đó, cây bạch đàn còn có thể chữa các loại bệnh như:

  • Chữa ho
  • Chữa các bệnh viêm ngứa, ghẻ lở ngoài da
  • Chữa các bệnh về xương khớp
  • Chữa mụn hiệu quả
  • Và còn được ứng dụng trong ngành mỹ phẩm

Tác hại của cây bạch đàn

Bên cạnh những lợi ích to lớn mà cây bạch đàn mang lại thì loại cây này cũng có những tác hại nghiêm trọng. Người dân khi tiến hành lựa chọn loại cây này để trồng cần phải nắm bắt được. Để có biện pháp giải quyết kịp thời.

CỪ TRÀM THÁI DƯƠNG
Địa chỉ vựa: 88 Tổ 51 Kp 3, An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh.
Mr Dương: 0888.888.767 Hoặc Ms Thủy: 0966.448.779
Email: thaiduong@cutram.vn        Website: cutram.vn

Gây ra tình trạng đất đai khô cằn

Tuy cây bạch đàn có thể trồng thành rừng, phủ trọc đồi trống nhanh chóng. Nhưng loại cây này cũng góp phần làm cho đất đai trở nên khô cằn hơn. Sau khi bạn thu hoạch bạch đàn thì khó có thể trồng được các loại cây khác. Nếu có thì cũng phải mất khoảng thời gian 10 đến 15 năm để cải tạo đất trồng.

tac hai cua cay bach dan
Tác hại của cây bạch đàn

Gây ảnh hưởng đến các loại cây khác

Lá của cây bạch đàn có chứa lượng tinh dầu lớn nên sẽ ảnh hưởng đến các loại cây khác. Nếu bạn để ý thì tại các vùng trồng cây bạch đàn. Phía dưới gốc cây sẽ không có các loại cây cỏ mọc xung quanh. Bởi vì lá cây bạch đàn khi rụng xuống sẽ khiến các loại cây khác bị chết đi.

Để giải quyết những vấn đề này thì bạn có thể chỉ chuyên trồng cây bạch đàn tại các vùng đồi núi nhất định. Sau khi thu hoạch mùa vụ bạch đàn này thì có thể trồng tiếp cây bạch đàn. Hoặc có thể trồng xen kẽ cây bạch đàn cùng với các loại cây khác….

Lời kết

Như vậy, qua bài viết trên đây bạn đã biết thêm các lợi ích và tác hại của cây bạch đàn. Không thể phủ nhận những giá trị to lớn về mặt kinh tế, mặt y học mà loại cây này mang lại. Thế nhưng trước khi bắt tay vào công việc canh tác, lựa chọn bạch đàn. Thì bạn cũng cần phải biết được những tác hại của cây bạch đàn. Để từ đó có thể đưa ra giải pháp, hướng phát triển hợp lý.

Trong trường hợp bạn đang cần đơn vị cung cấp cọc chống bạch đàn, cừ bạch đàn cho các công trình xây dựng. Thì hãy nhấc máy gọi ngay đến Cừ Tràm Thái Dương qua Hotline 0966.448.779. Để được tư vấn chi tiết, nhận bảng báo giá rõ ràng và hỗ trợ vận chuyển hàng ngay trong ngày nhé!

0/5 (0 Reviews)