Cây bạch đàn đỏ và cây bạch đàn trắng là những giống cây được nhiều người quan tâm và lựa chọn. Nhưng không phải ai cũng có thể hiểu rõ về từng loại giống cây này. Vậy, để có thể lựa chọn giống cây bạch đàn thích hợp. Hãy cùng Cừ Tràm Thái Dương đi phân biệt cây bạch đàn đỏ và cây bạch đàn trắng trong bài viết dưới đây nhé!
Bạch đàn đỏ
Phân bố
Cây bạch đàn đỏ được xuất xứ từ Úc. Sau đó, được du nhập và trồng ở một số khu vực Việt Nam ta. Do là loại cây ưa khí hậu nóng ẩm và được cần trồng trên nền đất có độ phì cao, tầng đất sâu… Nên giống cây này chủ yếu được trồng ở một số vùng đồng bằng nước ta như: Nghệ An, Quảng Ninh và một số khu vực ở Nam Bộ
Đặc điểm
- Thân gỗ của giống cây này chứa nhiều thành phần hóa học như: cineol, butyric và Aldehyde Valeric…
- Đây là cây thân gỗ thường xanh, vỏ đỏ đỏ và mềm, có nhựa.
- Hoa của cây bạch đàn đỏ sẽ mọc ở nách lá với hình hình dạng giống cái chén. Và bên trong quả có chứa nhiều hạt nhỏ màu nâu.
- Lá ít thơm với hình dạng trái xoan và phiến lá của nó thon hẹp và cong..
Xem thêm: bảng giá cừ bạc đàn và cây chống bạch đàn tại đây
Giá trị kinh tế
Bộ phận thân gỗ của cây bạch đàn đỏ mang lại rất nhiều giá trị về mặt kinh tế cho người trồng. Bởi, công dụng chủ yếu của nó là làm nguyên vật liệu trong lĩnh vực xây dựng như cây chống bạch đàn hoặc cừ bạch đàn gia cố móng. Hoặc người ta có thể sử dụng gỗ cây để đóng thuyền, làm ván sàn. Hoặc có thể làm ra những vật dụng thông thường khác.
Ứng dụng
Có thể thấy, cây bạch đàn đỏ được ứng dụng rất vào rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Như:
- Trong lĩnh vực y học: lá cây được dùng điều trị một số bệnh liên quan tới đường hô hấp hay dùng để chữa bệnh cảm lạnh và bệnh cảm cúm thông thường… Còn vỏ của cây có thể giúp chữa một số bệnh như: hôi nách, bệnh đau đầu…
- Về du lịch và sinh thái: Hoa giúp các loài côn trùng có thể phát tán cây giống góp phần trong việc tái sinh sản của loài. Từ đó, tạo nên sự đa dạng và duy trì về giống loài của các loài sinh vật. Thêm nữa, nhờ sự đa dạng về màu sắc, nó giúp các khu du lịch trở đẹp hơn.
- Trong lĩnh vực xây dựng và thủ công mỹ nghệ: nhờ đặc tính gỗ dẻo dai và bền, cây bạch đằng đỏ được ứng dụng rất nhiều vào trong lĩnh này. Như chúng được dùng để làm các vật dụng bằng gỗ hoặc làm các đồ thủ công mỹ nghệ.
Bạch đàn trắng
Phân bố
Cây bạch đàn trắng có nguồn gốc xuất xứ tại Úc. Do là loài cây ưa khí hậu nóng ẩm hoặc nhiệt đới và cận nhiệt đới, nên chúng có thể được trồng ở nhiều nơi trên thế giới. Hiện nay, tại Việt Nam, bạch đàn trắng xuất hiện ở một số khu vực như: Nghĩa Bình, Bắc Trung Bộ hoặc Nam Trung Bộ…
Đặc điểm
- Đây là loài cây gỗ lớn. Thân cây thường có độ cao từ 30 – 45m, thẳng và phẳng.
- Lớp vỏ của bạch đằng trắng thông thường sẽ có màu xám trắng hoặc xám hơi xanh. Còn đối với những cây già, vỏ có màu xám nâu và thường bong thành từng mảng mỏng. Cành non màu nâu đỏ, mảnh, rủ xuống.
- Không giống như loài bạch đàn đỏ, lá của bạch đàn trắng có mùi thơm với hình dạng là lưỡi liềm.
- Quả của giống cây này có hình dạng bán cầu với độ dài thường từ 0.7 – 0.8cm và độ rộng là 0.5 – 0.6cm. Thêm nữa, bên trong quả có chứa nhiều hạt nhỏ màu nâu sậm.
Giá trị kinh tế
Cây bạch đàn trắng là một trong những giống cây mang lại giá trị kinh tế cao cho con người. Bởi, mọi bộ phận của cây đều có những tác dụng và lợi ích khác nhau. Như:
- Trong ngành công nghiệp và xây dựng: gỗ cây có thể để làm giấy hoặc làm đồ mộc.
- Trong lĩnh vực về y tế: có thể sử dụng lá và thân cây để làm thuốc quý…
Ứng dụng
Hiện nay, cây bạch đàn trắng được ứng dụng chủ yếu trong y khoa. Ta có thể chiết xuất lá cây bạch đằng trắng để làm tinh dầu. Tinh dầu này sẽ được dùng để làm thuốc chống diệt khuẩn đường hô hấp và một số bệnh ngoài da. Thêm nữa, loại cây này còn là nguyên liệu chính để làm ra chất gôm. Mà chất gôm sẽ được dùng chữa một số bệnh như về tiêu chảy, họng bị giãn hay dùng làm săn và làm săn niêm mạc trong nha khoa…
Ngoài ra, nó còn được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác. Như được ứng dụng trong xây dựng, hay làm đồ thủ công mỹ nghệ…
Lời kết
Hy vọng, với những những gì mà Cừ Tràm Thái Dương chia sẻ về cách phân biệt cây bạch đàn đỏ và cây bạch đàn trắng trong bài. Từ đó đã giúp được quý bạn đọc hiểu rõ hơn về từng loại cây bạch đằng. Đồng thời, giúp bạn lựa chọn được giống cây phù hợp với điều kiện khí hậu của khu vực mình cũng như mục đích tiêu dùng của mình.
Mọi thắc mắc, các bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua số 0888 888 767 để được giải đáp và hỗ trợ nhanh nhất nhé! Được phục vụ quý khách hàng là niềm tự hào và vinh dự của đơn vị Cừ Tràm Thái Dương của chúng tôi.
Bài viết liên quan: