Kỹ thuật bảo quản gỗ cây bạch đàn trước các sinh vật gây hại

Kỹ thuật bảo quản gỗ cây bạch đàn trước các sinh vật gây hại

ky thuat bao quan go bach dan

Hiện nay, cây bạch đàn đang được người dân ở một số khu vực trồng rất nhiều. Nhưng nếu xét về mặt kỹ thuật bảo quản gỗ cây bạch đàn trước các sinh các sinh vật gây hại. Thì không phải người trồng nào cũng có thể thực hiện đúng cách. Vậy, hãy cùng Cừ Tràm Thái Dương đi tìm hiểu vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!

Một số đối tượng sinh vật gây hại gỗ bạch đàn

Để bạch đàn có thể sinh trưởng tốt và cho ra những loại gỗ chất lượng. Thì việc bảo quản cây là một trong những vấn đề rất cần thiết. Bởi, trong quá trình sinh trưởng, cây thường gặp phải một số đối tượng sinh vật gây hại như:

Nấm mục gây hại gỗ cây bạch đàn

Nấm mục là một trong những loài sinh vật gây hại phổ biến cho thân gỗ. Loài sinh vật này đã xâm nhập vào gỗ bạch đàn dưới hình thức sau:

Từ những tấm gỗ đang bị nấm mục sẽ nhanh chóng lây lan sang những tấm gỗ còn nguyên. Nếu được ở trong điều kiện thuận lợi, nấm sẽ nảy mầm và hình thành thành sợi. Sau đó, sẽ nhanh chóng xâm nhập khiến gỗ bị biến màu và bị phân huỷ. Bởi, khi sợi nấm xâm nhập vào trong thân gỗ bạch đàn, nó sẽ tiết ra các enzym. Mà chất này lại có khả năng phân huỷ các thành phần cấu tạo nên vách tế bào của gỗ bạch đàn. Từ đó sẽ làm giảm đáng kể tính chất cơ học và thời gian sử dụng của cây.

Như vậy, để khắc phục được tình trạng này, ta có thể sử dụng thuốc bảo quản tẩm vào gỗ. Thuốc bảo quản này sẽ giúp làm mất đi các môi trường thuận lợi cho sự phát triển của mầm nấm. Từ đó, giúp bảo quản được gỗ cây bạch đàn trước loài sinh vật này.

Mối là rất nguy hiểm cho cây bạch đàn

Mối là một trong những loài sinh vật gây nguy hiểm cho gỗ bạch đàn. Bởi, thức ăn chủ yếu của loài sinh vật này là từ gỗ hoặc các loại nấm được cấy trong tổ. Do đó, nó rất nhanh chóng là mục thân cây và làm đi chất lượng gỗ của bạch đàn.

Để có thể bảo quản gỗ cây bạch đàn trước loài mối gây hại, chúng ta có thể tẩm thuốc bảo quản cho gỗ. Hoặc bảo quản bằng cách sấy khô. Từ đó, dễ dàng diệt bỏ được loài sinh vật gây hại cho gỗ này.

Xén tóc hại gỗ khô

Nhắc đến các loài sinh vật gây hại cho gỗ bạch đàn thì không thể nào thiếu con xén tóc. Đây là loài sinh vật gây hại cho gỗ khô có. Nó có đặc điểm nổi bật là sinh trưởng con cái.

Xén tóc sẽ thực hiện giao phối và đẻ trứng vào những kẽ nứt của thân cây gỗ còn tươi và có độ ẩm cao. Trứng của loài sinh vật này thường đẻ tập trung 10, 20 hoặc 30 quả. Thậm chí, có khi đẻ từ 1 đến 2 quả. Thông thường, cứ hai năm là hoàn thành được một thế hệ của xén tóc. Những cũng có khi 3 năm thì mới có thể hoàn thành một thế hệ.

Khi ở trong giai đoạn sâu non, loài sinh vật này sẽ gặm gỗ. Từ đó, khiến gỗ nhanh chóng bị tạo thành  hang rỗng. Đồng thời làm mất ứng lực và giá trị sử dụng của gỗ.

CỪ TRÀM THÁI DƯƠNG
Địa chỉ vựa: 88 Tổ 51 Kp 3, An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh.
Mr Dương: 0888.888.767 Hoặc Ms Thủy: 0966.448.779
Email: thaiduong@cutram.vn        Website: cutram.vn

Những cách bảo quản gỗ bạch đàn

Sấy khô

Sấy khô là một trong những phương pháp bảo quản gỗ bạch đàn trước các sinh vật gây hại. Phương pháp này sẽ giúp gỗ cải thiện được rất nhiều mặt về tính chất. Bởi, khi gỗ bạch đàn được sấy khô đúng cách, sẽ giúp gỗ duy trình được kích thước và hạn chế được tình trạng cong vênh của mình. Đặc biệt, giúp gỗ bảo quản và tránh bị gây hại từ mối mọt. Không chỉ vậy, nó còn giúp gỗ có chất lượng tốt hơn. Thêm nữa, sấy khô còn là cách kéo dài tuổi thọ sử dụng gỗ bạch đàn.

cach bao quan go bach dan
Cách bảo quản gỗ bạch đàn

Ngâm bùn

Bột đường có trong gỗ bạch đàn tươi là một trong những nguồn thức ăn ưa thích của các loài sinh vật gây hại như mối mọt hoặc nấm mục… Để khắc phục được tình trạng này, chúng ta có thể ngâm gỗ trong bùn để bảo quản tốt cho gỗ trước các sinh vật gây hại. Lúc này, gỗ sẽ hạn chế được tối đa tiếp xúc với môi trường ẩm ướt và các loài sinh vật gây hại… Từ đó, làm gia tăng tăng tuổi thọ và độ bền đẹp cho các sản phẩm làm từ gỗ bạch đàn.

Sử dụng các loại hóa chất chống mối mọt

Chúng ta có thể bảo quản gỗ cây bạch đàn trước các loài sinh vật gây hại bằng cách ngâm gỗ vào chế phẩm XM5. Phụ thuộc vào mục đích sử dụng mà ta có thể pha dung dịch này ở các nồng độ khác nhau:

  • Với nồng độ dung dịch 3% – 5%: chế phẩm XM5 có hiệu lực chống nấm mốc và nấm hoại sinh hỗn hợp.
  • Nếu được pha ở nồng độ từ 5% – 7%: nó có hiệu lực chống côn trùng gây hại cho gỗ.
  • Còn ở nồng độ từ 10% – 15%: chế phẩm XM5 có hiệu lực bảo quản gỗ dùng ngoài trời, giúp phòng chống các loài nấm mục, côn trùng hoặc loài hà biển gây hại cho gỗ

Lời kết

Hy vọng qua đây, Cừ Tràm Thái Dương đã giúp quý bạn đọc có được kỹ thuật bảo quản gỗ cây bạch đàn trước các sinh vật gây hại. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy thể liên hệ ngay tới đơn vị chúng tôi đã được giải đáp và hỗ trợ nhanh nhất nhé!

0/5 (0 Reviews)