Không biết bạn có biết đến quá trình gia cố móng nền trước khi bắt đầu xây dựng công trình nào đấy không? Nếu các bạn không biết cũng không sao cả, mình sẽ giải thích cho các bạn. Để xây dựng bất cứ công trình nào trước hết chúng ta phải tiến hành gia cố móng nền nhằm tránh hiện tượng sụt lún, nứt vách, đổ nhà xảy ra. Nhất là ở những khu vực có nền đất yếu, ẩm ướt. Khi xây dựng các công trình nhất định phải gia cố móng nền. Sản phẩm được lựa chọn hàng đầu cho việc này là: cừ tràm, cừ bạch đàn, cọc tre, cọc bê tông…
Ở bài viết này mình sẽ so sánh về hai loại cọc cừ tràm và cọc cừ bạch đàn để có cái nhìn toàn diện hơn. Hãy xem hết bài viết này nhé!
Về cọc cừ tràm
Cây tràm còn có tên gọi khác là keo lá tràm. Một giống cây lâm nghiệp phục vụ nhu cầu lấy gỗ. Có nguồn gốc từ những khu rừng phía Nam nước ta, chịu được nước, chịu lực tốt, dẻo dai. Thời gian trồng cây từ 3-5 năm là đã có thể khai thác cây để dùng trong xây dựng. Những cây cọc cừ tràm sẽ được dùng chủ yếu trong việc gia cố móng nền cho các công trình xây dựng như: nhà ở, nhà xưởng, cầu cống…. Ngoài ra nó còn được kết hợp với phên tre dùng trong chống sạt lở đất tại các bờ kênh, bờ sông.
Khi chọn sản phẩm này các bạn nên chú ý các điểm sau đây: chiều dài, đường kính gốc và ngọn, cừ có cong vênh quá hay không? Vỏ không tróc, lõi cừ phải còn tươi.
Giá thành của cọc cừ tràm hiện nay đang dao động từ 10.000-50.000 đ/ cây tùy thuộc vào loại cừ mà bạn chọn.
Tham khảo ngay giá cừ tràm 3m mới nhất tại Thái Dương.
Ưu điểm cọc cừ tràm
– Giá thành rẻ hơn những vật liệu khác trên thị trường, nguồn tràm lớn có khả năng cung cấp hằng năm. Các rừng tràm nguyên liệu lớn ở Đồng Tháp, Kiên Giang, Long An,…
– Lựa chọn tốt nhất trong việc giảm chi phí xây dựng công trình, thích hợp cho các công trình nhà ở dưới 5 tầng.
– Quá trình thi công đóng cọc cừ tràm và vận chuyển dễ dàng. Thi công ở bất kỳ địa điểm: hẻm nhỏ, bãi rộng, bờ kênh, sông,…
– Tồn tại trong nền đất ẩm ướt lên đến vài chục năm.
Nhược điểm cọc cừ tràm
– Không thể dùng để gia cố nền móng cho công trình lớn, nhà trên 4 tầng.
– Phải đóng quá nhiều cọc cừ trên 1 m2.
– Là nguồn nguyên liệu của địa phương và chỉ có khu vực phái Nam mới có.
Về cừ bạch đàn
Cây bạch đàn là giống cây lâm nghiệp lấy gỗ, được du nhập vào Việt Nam từ thập niên 50 của thế kỷ 20 và được trồng cho đến ngày nay. Mang hiệu quả kinh tế cho người dân khi trồng, với nhiều loại phù hợp khí hậu và thổ nhưỡng nên được trồng mọi vùng.
Với thời gian trồng từ 5-7 năm, thân thẳng, bền chắc, chịu lực tốt. Gỗ tốt nên được sử dụng trong thiết kế nội thất, phục vụ xây dựng và làm nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp sản xuất giấy.
Trong xây dựng bạch đàn được sử dùng làm cọc cừ và cây chống cho công trình. Các sản phẩm của bạch đàn có rất nhiều kích thước khác nhau cho bạn lựa chọn.
Giá cừ bạch đàn và cây chống cót pha gỗ dao động từ 25.000-200.000 đồng/cây tùy vào kích thước và đường kính của cọc.
Ưu điểm cừ bạch đàn
– Giá thành rẻ hơn những vật liệu từ nhựa, kim loại trên thị trường.
– Khả năng chịu lực tốt hơn rất nhiều cừ tràm.
– Làm cây chống giàn giáo rất hiệu quả và có thể sử dụng nhiều lần.
– Nguồn nguyên liệu cung cấp lớn và có khắc mọi miền đất nước.
Nhược điểm cừ bạch đàn
– Khả năng tồn tại lâu dài trong đất ẩm ướt thấp hơn rất nhiều so với cừ tràm
– Không thể dùng cho những công trình có quy mô lớn, tải trọng lớn.
Kết luận
Cả 2 loại cọc đều có những ưu và nhược điểm riêng. Nếu gia cố móng công trình thì cừ tràm chiếm ưu thế hơn. Còn bạch đàn dùng nhiều để làm cây chống dàn giáo, chống cây công trình. Cừ tràm vẫn thích hợp hơn trong việc gia cố nền đất yếu bởi giá thành rẻ và dễ thi công. Bạch đàn thích hợp hơn trong việc làm cây chống cho công trình, khả năng chịu tải trọng lớn, có thể sử dụng nhiều lần.
Việc lựa chọn sản phẩm nào phụ thuộc rất nhiều ở nhu cầu sử dụng và yêu cầu của công trình. Thế nên bạn cần cân nhắc thật kỹ trước khi lựa chọn mua sản phẩm. Để có thể chọn được sản phẩm thích hợp, các bạn nên đến với Cừ Tràm Thái Dương. Đội ngũ nhân viên của chúng tôi sẽ tư vấn tận tình và giải đáp thắc mắc cho bạn.
Email: thaiduong@cutram.vn Website: cutram.vn
Bài viết liên quan: