Bản vẽ biện pháp thi công san lấp mặt bằng trong công tác san lấp

Bản vẽ biện pháp thi công san lấp mặt bằng trong công tác san lấp

Biện pháp thi công san lấp đất hay còn gọi là san đất. Đây là một công việc làm phẳng nền đất một công trường xây dựng. Hay một một mặt nền đất có địa hình nhiều cồn đất, vùng lõm khác nhau. San lấp là công việc chuyển đất những chỗ cao nhất trong khu vực thi công vận chuyển đến các vùng thấp hơn. Chuyển đất tại những vùng cao bồi đắp vào những vùng chủng hơn. Công tác san lấp cũng cần những yêu cầu kỹ thuật thiết yếu để có thể tạo nên một nền đất bằng phẳng.

Những quy định trong thi công san lấp

Quá trình thi công và giám sát công trình san lấp mặt bằng sẽ căn cứ theo các quy định pháp luật sau đây:

  • Theo nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16-12-2004 về quản lý chất lượng công trình xây dựng.

  • Tiêu chuẩn số TCVN 4447:87 về công tác đất  và quy phạm thi công, nghiệm thu.

  • Tiêu chuẩn số TCVN 4453:1995 về quy phạm thi công và nghiệm thu kết cấu bê tông cốt thép

  • Lập hồ sơ thiết kế công trình thi công.

Thi công san lấp mặt bằng

Biện pháp thi công san lấp mặt bằng được thực hiện theo những quy trình như sau:

Khảo sát công trình

  • Địa hình, vị trí công trình cần thi công.

  • Tiến hành khảo sát thực địa.

  • Tiến hành lập bản vẽ thiết kế san nền toàn khu vực và mô hình địa hình.

  • Các chỉ tiêu để lập bản vẽ thiết kế:

  • Diện tích đất đào : (m2)

  • Diện tích đất đắp : (m2)

  • Tổng khối lượng đất đào : (m3)

  • Tổng khối lượng đất đắp :  (m3)

Chuẩn bị trước thi công

  • Tiến hành san ủi mặt bằng để xây dựng khu phụ trợ phục vụ thi công.

  • xây dựng một khu vực lán trại cho công nhân cư trú.

  • nguồn nước và điện khi thi công và sinh hoạt.

  • Hệ thống liên lạc.

  • Kế hoạch bảo quản vật tư thiết bị trước khi thi sử dụng.

  • Vệ sinh môi trường xung quanh công trường xây dựng.

Các giải pháp về kỹ thuật thi công

Từ công tác chuẩn bị đến thi công cần có một giải pháp cụ thể để không xảy ra nhiều phát sinh.

Công tác chuẩn bị thi công

  • Liên hệ với chính quyền địa phương: Đảm bảo an ninh nơi công trình xây dựng.

  • Nơi trú của công nhân để tiện quá trình xây dựng.

  • Khảo sát tuyến, xây dựng hệ thống móc phụ.

  • Tập kết nhân lực và thiết bị thi công: Chuẩn bị bảng thống kê kèm theo.

Thi công đường đi vào công trình cần san nền

  • Định vị vị trí thi công bằng máy toàn đạc điện tử

  • Bỏ lớp đất hữu cơ trên mặt có chiều dày trung bình 20cm, ủi gom lại thành một đống. Sử dụng máy xúc và xe tải để chuyển đất.

  • Dùng xe lu, tưới nước để tạo một lối đi dày khoảng 30cm.

Biện pháp san lấp mặt bằng

  • Dừng máy đo đạc điện tử kết hợp với các loại thước thép để định vị trí thi công tại thực địa công trình.

  • Tiến hành đào bỏ tầng đất hữu cơ bằng các thiết bị cơ giới.

  • Nghiệm thu tầng đất thi công bằng yếu tố: cao độ, kích thước, diện tích.

  • Khối lượng đất lấp sẽ được chuyển thành một đống.

  • Gạt múc đất tại những địa thế cao.

  • Sử dụng xe lu để tăng độ nén chặt.

Bản vẽ biện pháp thi công san lấp mặt bằng trong công tác san lấp

ban ve bien phap thi cong san lap mat bang
Bản vẽ biện pháp thi công san lấp mặt bằng trong công tác san lấp

Công tác quản lý chất lượng

Để có một công trình chất lượng cần có những công tác quản lý nghiệm thu chất lượng.

Các tiêu chuẩn xây dựng

Các tiêu chuẩn dựa trên các công văn như sau:

  • Tổ chức thi công: TCVN 4055-85

  • Nghiệm thu công trình xây dựng: TCVN 4091-1985

  • Tổ chức thi công xây lắp: TCVN 4055-1985

  • Quy phạm thi công và nghiệm thu: TCVN 4447-1987

Mô hình quản lý chất lượng

Tiến hành kiểm tra và giám sát chất lượng các loại nguyên vật liệu. Công tác san lấp được thực hiện cả trên hiện trường để đánh giá chất lượng vật liệu. Nhà thầu sẽ nghiệm thu nội bộ (cao độ, độ chặt, kích thước hình học,…). Khi đạt yêu cầu mới tiến hành mời Chủ đầu tư và TVGS nghiệm thu.

Quản lý tiến độ thi công

Hàng tuần các nhà đầu tư tiến hành rà soát và thực hiện đẩy nhanh tiến độ thi công. Có những điều chỉnh kịp thời nhằm đảm bảo thi công công trình đúng tiến độ đảm bảo chất lượng

Lập hồ sơ pháp lý xây dựng

Mọi hợp đồng, biên bản pháp lý cần đúng theo quy định pháp luật.

Công tác phối hợp

Trong quá trình thi công cần có sự phối hợp chặt chẽ để giải quyết những chướng ngại trong quá trình thi công.

Vật liệu thi công

Mọi vật liệu dùng để thi công công trình phải đảm bảo chất lượng. Và đầy đủ các quy định về tiêu chuẩn chất lượng.

Xem thêm bài viết: Quy trình tính toán và thiết kế móng cọc tràm (có bản vẽ).

0/5 (0 Reviews)