Nhà ở xã hội là một loại hình nhà ở thuộc sở hữu của cơ quan nhà nước, các tổ chức phi lợi nhuận được xây dựng với mục đích cung cấp nhà giá rẻ cho các cá nhân đối tượng người được ưu tiên trong xã hội như cán bộ công nhân viên chức nhà nước chưa nó nơi ở ổn định, người có thu nhập thấp theo quy định tại Điều 53, Điều 54 của Luật Nhà ở và quy định tại Nghị định này mua, thuê hoặc thuê mua theo cơ chế do Nhà nước quy định.
Nhà ở xã hội là gì?
Số lượng nhà ở xã hội thường tùy thuộc vào nhu cầu thuê và mua của cá nhân đối tượng sinh sống trên địa bàn, phù hợp với từng vùng miền khác nhau. Tại nước ta, ủy ban cấp tỉnh có trách nhiệm phê duyệt và công bố kế hoạch xây dựng, quy hoạch phát triển các dự án nhà ở xã hội, xác định chính xác loại nhà ở, nhu cầu về diện tích, cơ cấu căn hộ để cho thuê, bán.
Nguồn vốn phát triển nhà ở xã hội được hình thành từ tiền bán, cho thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn, trích từ 30 – 50% tiền sử dụng đất của các dự án phát triển nhà ở thương mại và các dự án khu độ thị trên địa bàn.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì nhà ở xã hội tại đô thị phải là nhà chung cư được thiết kế đảm bảo những tiêu chuẩn chung cư về xây dựng và số tầng theo các quy định sau: tại các khu độ thị loại đặc biệt thì phải là nhà 5 – 6 tầng, tại các khu đô thị loại 1-2-3-4-5 phải là nhà không quá 6 tầng. Diện tích sử dụng mỗi căn hộ không quá 70m2 sàn và không nhỏ hơn 30m2 sàn. Nhà ở xã hội phải đảm bảo được các tiêu chuẩn về cơ sở hạ tầng về kỹ thuật theo quy định của từng loại đô thị.
Đối tượng được mua nhà ở xã hội
Các đối tượng cá nhân được phép mua nhà ở xã hội sẽ được pháp luật quy định thường là các các bộ công nhân viên chức nhà nước, người nghèo, người có thu nhập thấp… Ở nước ta tất cả các đối tượng đã được quy định có quyền mua nhà ở xã hội bao gồm: cán bộ công nhân viên chức, sĩ quan, quân nhân, quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, công nhân làm việc ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, các đối tượng trả lại nhà công vụ mà có khó khăn về nhà ở.
Để được thuê hoặc mua nhà ở xã hội thì còn phải đảm bảo những điều kiện sau: Chưa có sở hữu nhà ở và chưa thuê nhà ở xã hội. Đã có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích bình quân đầu người trong gia đình nhỏ hơn 8m2 sàn/ người hoặc nhà ở tạm, nhà xuống cấp hư hỏng. Có mức thu nhập bình quân hàng tháng của hộ gia đình không vượt quá 5 lần tổng số tiền thuê nhà ở xã hội hàng tháng.
Ưu nhược điểm của loại hình nhà ở xã hội
Ưu điểm: Giá bán thấp vì chủ đầu từ phải đóng thuế thấp hơn. Được hỗ trợ vay với lãi suất thấp chỉ từ 5-10%.
Nhược điểm: Môi trường sống không tốt như nhà ở thương mại, chất lượng công trình kém, khả năng ra sổ thấp, phải thuộc đối tượng theo quy định mới được mua, khó chuyển nhượng, muốn chuyển nhượng cũng phải đúng những đối tượng đủ điều kiện. Sở hữu 50 năm chỉ có quyền sử dụng, không có quyền sở hữu.
Xem thêm bài viết: Nên chọn mua chung cư hay mua đất xây nhà?
Bài viết liên quan: