Cách làm móng nhà cấp 4 trên nền đất yếu (đất ao, đất ruộng)

Cách làm móng nhà trên các loại nền đất yếu

cach lam mong nha tren nen dat yeu

Việt Nam có địa hình đa dạng trải dài từ Bắc xuống Nam với diện tích hơn 330.000 km2. Chính vì vậy có nhiều khu vực địa lý như vùng đồng bằng, vùng châu thổ, hạ lưu, vùng trung du và vùng duyên hải ven biển. Mỗi khu vực lại có nhiều loại đất khác nhau và đa phần các nền đất ở đây đều tương đối yếu. Ảnh hưởng đến việc xây dựng các công trình, nhà ở.

Để nhận biết nền đất như thế nào là yếu và cách làm móng nhà cấp 4 trên nền đất yếu sao cho chắc chắn nhất. Hãy tham khảo những thông tin dưới đây.

Cách làm móng nhà cấp 4 trên nền đất yếu – phương pháp nhận biết

Có 2 cách giúp nhận biết nền đất yếu là nhận biết theo đặc điểm loại đất và nhận biết theo tính toán kỹ thuật. Tùy theo kinh nghiệm hay yêu cầu của nhà thầu mà mình có thể sử dụng một trong những cách sau:

Nhận biết theo đặc điểm đất

Đất yếu là một loại đất mà bản thân nó không có đủ khả năng tiếp thu tải trọng của công trình bên trên. Như những công trình nhà cửa, đường xá hay đê đập…Khái niệm này nói chung không có cơ sở khoa học mà chỉ do kinh nghiệm của những người có thâm niên trong ngành xây dựng.

Nhân biết theo tính toán kỹ thuật

Những thông số kỹ thuật dưới đây được xác định nền đất yếu là:

  • Sức chịu tải : R = (0,5 – 1)kG/ cm2.
  • Hệ số nén: a >= 0,01 cm2/kG.
  • Lực dính (đối với đất dính) : c <= 0,1 kG/cm2.
  • Độ bão hòa : G >=0,8.
  • Độ ẩm : W >=40%.
  • Dung trọng : gW <= 1,7 T/m3.

Những thông số này đã được chứng minh trong thực tế. Và chỉ cần sử dụng một ít mẫu đất để kiểm tra sẽ xác định được nền đất đó có yếu hay không.

Xem thêm: phương pháp xử lý nền đất yếu hiệu quả với cừ tràm

Các loại nền đất yếu ở Việt Nam

Có rất nhiều loại đất có nền yếu nhưng theo đặc điểm thì phân chia thành 3 loại chính là đất sét, đất bùn và đất bazan.

Đất sét

Là bao gồm những loại đất sét hay á sét tương đối chặt ở trạng thái bão hòa nước và có cường độ thấp. Trong đất sét có 2 thành phần gồm:

Phần hạt sét có kích thước lớn hơn 0,002mm. Chủ yếu có những khoáng chất như là thạch anh hay fenspat,…

Phần khoáng chất sét là bao gồm các hạt có kích thước từ 2 – 0,1mm và keo 0,1 – 0,001mm. Các khoáng chất này sẽ quyết định tính chất cơ lý của đất sét. Những khoáng chất sét thường gặp nhất đó là 3 nhóm điển hình gồm: kaolinit, mônmôrilônit và ilit.

Đất bùn

Độ bền của đất bùn là rất thấp, là loại đất khó xác định các chỉ số kỹ thuật để xây dựng nền móng nhất. Đất bùn phân bổ chủ yếu ở khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long và các khu vực ven sông, hạ lưu các con sông.

cach lam mong nha cap 4 tren nen dat yeu
Thi công làm móng nhà trên nền đất yếu

Đất đỏ bazan

Là loại đất phân bổ chủ yếu ở khu vực Tây Nguyên. Màu sắc đặc trưng là màu đỏ, loại đất yếu với đặc điểm độ rỗng lớn. Dung trọng khô bé và khả năng thấm nước cao, dễ bị lún sập.

Cách làm móng nhà cấp 4 trên nền đất yếu

Hiện nay có nhiều cách giúp xử lý và thi công làm móng nhà cấp 4 trên nền đất yếu. Phổ biến ở một số loại đất nền như sau:

Làm móng nhà trên nền đất ao

Làm móng nhà trên nền đất ao (đa số là đất bùn). Thì nên sử dụng biện pháp thi công đóng cọc cừ tràm để tăng sức chịu lực cho nền móng. Có thể kết hợp với các cọc khác như cọc bê tông hay cọc thép nếu nền đất đó quá yếu.

Ưu điểm của phương pháp này là chi phí thấp vì giá cừ tràm tương đối rẻ hơn so với các vật liệu khác. Cừ tràm là cây ưa nước nên tồn tại lâu dưới nước mà không bị mục nát. Việc đóng cọc cừ tràm không yêu cầu cao về kỹ thuật, thời gian thi công nhanh.

Làm móng nhà trên nền đất ruộng

Việc làm móng nhà trên nền đất ruộng thường đơn giản hơn làm móng nhà trên nền đất ao. Vì độ sụn lún ở đất ruộng không nhiều và sâu như đất ao. Nên bạn hoàn toàn có thể sử dụng các loại cọc cừ tràm dài từ 4m trở lên để gia cố phần móng. Một số vị trí có độ lún cao thì nên sử dụng cọc bê tông cốt thép hay cọc thép có kích thước lớn để gia cố nền móng.

Cách gia cố móng nhà cấp 4 trên đất đỏ Bazan

Còn với đất đỏ bazan thường xuyên bị sụt lún và sạt lở. Cách gia cố móng nhà cấp 4 nên sử dụng cọc thép rỗng kèm theo đó và gia cố thêm bê tông bên trong thân thép sẽ giúp nền đất chịu được lực tốt nhất.

Kết luận

Trên đây là những chia sẽ của mình về các loại nền đất yếu và cách gia cố móng nhà cấp 4 trên từng loại nền đất. Cũng tùy vào điều kiện kinh tế hay thổ nhưỡng mà các bạn nên lựa chọn cho mình 1 giải pháp thích hợp nhất nha.

0/5 (0 Reviews)