Phương pháp xử lý nền đất yếu hiệu quả với cừ tràm

Phương pháp xử lý nền đất yếu hiệu quả với cừ tràm

phuong phap xu ly nen dat yeu hieu qua bang coc cu tram

Công trình xây dựng của bạn không may gặp phải tình trạng bị lún, sập do nền đất yếu. Và bạn cảm thấy đau đầu khi đi tìm phương pháp xử lý nền đất yếu một cách hiệu quả. Một cách tiết kiệm chi phí nhất. Vậy thì bạn đừng bỏ qua 4 phương pháp xử lý nền đất yếu hiệu quả với cừ tràm mà Cừ Tràm Thái Dương sẽ bật mí qua bài viết dưới đây nhé!

Hiểu một cách khái quát thì nền đất yếu là nền đất không đáp ứng được độ bền, sức chịu tải trong các công trình xây dựng. Và dễ dàng bị biến dạng, sụt, lún. Vì vậy các chủ thầu, kỹ sư không thể xây dựng các công trình. Nếu bạn không tìm cách xử lý kịp thời thì công trình của bạn rất dễ gặp tình trạng lún, sập. Và gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Các phương pháp xử lý về kết cấu công trình

Một trong những phương pháp xử lý nền đất yếu được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Đó chính là phương pháp xử lý về kết cấu công trình.

Xử lý nền đất yếu bằng cách xử lý kết cấu công trình:

  • Sử dụng kết cấu tĩnh định hoặc là phân cắt các bộ phận trong công trình để giúp tăng sự linh hoạt của kết cấu. Như vậy bạn mới có thể xử lý được tình trạng lún, lệch hiệu quả.
  • Sử dụng các đai bê tông cốt thép để có thể tăng khả năng chịu lực.
  • Sử dụng vật liệu và kết cấu nhẹ. (vẫn đảm bảo khả năng chịu lực của công trình) để giảm tĩnh tải tác dụng lên móng.

Các phương pháp xử lý về móng

Bạn có biết một trong những nguyên nhân chính khiến nền đất yếu là do móng của công trình. Để xử lý theo phương pháp này bạn có thể làm theo các cách sau:

Xem thêm: Cách làm móng nhà cấp 4 trên nền đất yếu

  • Bạn có thể sử dụng các loại móng băng, móng giao thoa, móng hộp… Để phù hợp với điều kiện địa chất nơi bạn đang xây dựng công trình.
  • Thay đổi kích thước và hình dáng móng để có thể cải thiện điều kiện chịu tải, biến dạng của nền đất.
  • Hoặc bạn có thể thay đổi chiều sâu chôn móng để giúp làm tăng trị số sức chịu tải của nền và giảm ứng suất gây lún cho móng. Như vậy nền đất mới đảm bảo được độ bền chắc.
xu ly nen dat yeu bang coc cu tram
Xử lý nền đất yếu bằng cọc cừ tràm

Các phương pháp cơ học, vật lý và hóa học

Các biện pháp xử lý nền đất yếu thường được các nhà thầu, kỹ sư sử dụng nhiều nhất đó chính là các biện pháp cơ học, vật lý và hóa học.

  • Biện pháp cơ học: Bao gồm các phương pháp làm chặt bằng đầm, phương pháp nén bằng giếng cát nén trong lòng đất. Để có thể tăng độ cứng của đất, hoặc bạn có thể sử dụng các loại cọc cát, cọc đất, cọc vôi…
  • Biện pháp vật lý: Bao gồm các phương pháp như hạ thấp mực nước ngầm, phương pháp bấc thấm (được nhiều nhà thầu áp dụng) hoặc có thể dùng giếng cát, điện hóa…
  • Biện pháp hóa học: Đối với phương pháp này thì sẽ làm tăng độ dính kết của nền đất. Bạn có thể sử dụng silicat hóa, vữa xi măng, xi măng, điện hóa…

Phương pháp nào hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất?

Ngoài các phương pháp trên thì phương pháp xử lý nền đất yếu với cừ tràm được dân kỹ sư đánh giá cao về hiệu quả cũng như tiết kiệm chi phí nhất.

Phương pháp này sẽ đóng cọc cừ tràm xuống nền đất. Nhằm mục đích giảm hệ số rỗng của đất và tăng sức chịu tải. Cọc cừ tràm thường là những loại tươi, đóng 16 đến 25 cọc/1m2.

Ưu điểm của phương pháp xử lý nền đất yếu với cừ tràm

  • Nguồn nguyên liệu dồi dào: bạn có thể mua cừ tràm tại Cừ Tràm Thái Dương – một trong những vựa cừ tràm có tiếng tại Hồ Chí Minh. Tại đây bạn có thể lựa chọn các loại kích thước cừ tràm có đường kích, độ dài khác nhau.
  • Hiệu quả: Gia cố nền đất hiệu quả, tăng sức chịu tải lên 8 tấn/1m2.
  • Cọc cây cừ tràm bền, có thể tồn tại trong lòng đất 100 năm.
  • Thi công dễ dàng, nhanh chóng.
  • Phù hợp với những địa hình nhỏ hẹp, công trình nhỏ như nhà ở 3, 4, 5 tầng.
  • Chi phí rẻ hơn nhiều so với việc sử dụng cột bê tông.

Nhược điểm của phương pháp xử lý nền đất yếu với cừ tràm

  • Không áp dụng được các công trình xây dựng lớn.

Hướng dẫn phương pháp xử lý nền đất yếu hiệu quả với cừ tràm

Tính đến thời điểm hiện nay thì bạn có thể xử lý nền đất yếu hiệu quả với cọc cừ tràm bằng 2 cách chính. Đó là đóng cọc bằng tay và đóng cọc bằng máy. Mỗi cách xử lý nền đất yếu đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Các kỹ sư phải căn cứ vào địa hình thi công để chọn cách phù hợp nhất.

  • Cọc cừ tràm nên đóng ở những nơi có mực nước ngầm, độ ẩm cao để tăng độ bền cho cột.
  • Cừ tràm đóng theo quy tắc cái ốc vít, đóng từ ngoài vào bên trong, từ xa cho đến gần.
  • Thường đóng dịch ra mép móng từ 10 đến 20cm, như vậy mới tăng sức chịu tải cho nền.
  • Đóng theo phương thẳng đứng để tránh việc cọc bị nghiêng.
  • Mật độ đóng cọc cừ tràm thông dụng nhất là từ 16 đến 25 cọc/1m2.

Kết luận

Như vậy qua bài viết trên đây Cừ Tràm Thái Dương đã giúp bạn tìm hiểu được các phương pháp xử lý nền đất yếu với cừ tràm trong thi công, xây dựng các công trình hiện nay. Để từ đó có thể áp dụng phương pháp phù hợp nhất.

Nhờ vào nguồn cung cấp cọc cừ tràm uy tín, đặc tính tốt, mang lại hiệu quả cao, chi phí thấp. Mà phương pháp xử lý nền đất yếu với cừ tràm được rất nhiều người lựa chọn. Đặc biệt là các công trình xây dựng nhỏ như xây nhà 5 tầng trở xuống. Hoặc nhà trọ, nhà xưởng, xây dựng các công trình thủy lợi…

0/5 (0 Reviews)