HỎI: Tôi có miếng đất 5x15m (đất ở huyện Bình Chánh), dự kiến sẽ xây nhà 1 trệt, 1 lầu. Vậy cho tôi hỏi chi phí phần móng thì nên chọn đóng cừ tràm móng nhà móng băng hay là ép cọc bê tông? Nếu làm cừ tràm móng băng thì chi phí khoảng bao nhiêu?
Rất mong được các anh tư vấn. (Nguyễn Anh Thuận)
ĐÁP: Cừ Tràm Thái Dương xin được trả lời bạn như sau:
Do nền đất khu vực huyện Bình Chánh là nền đất có mạch nước ngầm dâng cao và nền đất yếu. Nên khi anh dự kiến xây nhà 1 trệt, 1 lầu thì phương án sử dụng móng cừ tràm là rất tốt. Và chi phí rẻ hơn nhiều so với móng cọc bê tông trong khu vực đó.
Phần nền móng nhà cần có tính toán bảo đảm khả năng chịu lực tốt nhất theo địa chất khu vực. Nếu anh không nâng tầng thì anh có thể đóng cừ tràm 25 cây/m2 theo quy định của tiêu chuẩn xây dựng để nền đất cứng chắc hơn. Sau đó làm móng băng hoặc móng bè theo tải trọng tính toán từ phần thân nhà truyền xuống.
Các vấn đề anh cần lưu ý trong thiết kế và thi công đóng cừ tràm
– Tuy chưa có tiêu chuẩn cụ thể nhưng qua kinh nghiệm thực tế thì cần chọn cừ tràm có chiều dài 4 – 4,5m. Đường kính gốc trung bình 10 – 12cm. Đường kính ngọn 5- 6cm và phải đóng với mật độ 25 cây/m² thì sức chịu tải của đất mới đạt 0,6 – 0,9 kg/cm².
– Giải pháp thiết kế móng và cừ tràm nên kết hợp thành một khối vì trong đất bùn. Cọc tràm sẽ liên kết với móng tạo thành một khối để chuyển lực xuống sâu hơn 4 – 5m mới đủ sức chịu lực và chống cắt do các cung trượt gây ra ngay tại đáy móng. Khi móng bị phá, đất dưới đáy móng hình thành cung trượt.
Do đó số lượng và đường kính cừ tràm phải tính toán đủ để chịu lực cắt của cung trượt này. Công việc này thuộc kỹ sư thiết kế tính toán và anh có thể tham khảo thêm bài viết: tính toán móng cừ tràm
Chọn cọc cừ tràm dựa theo các tiêu chuẩn nào?
– Theo tiêu chuẩn cừ tràm thường dùng có đường kính từ 8cm đến 10cm, chiều dài cừ tràm nên chọn từ 3m đến 5m. Mật độ cọc tràm ( số cọc/m2 ) tùy theo loại đất. Và trạng thái của nó cũng như độ lớn của tải trọng mà có thể sử dụng từ 16 cọc/m2 đến 49 cọc/m2.
– Thông thường, đối với các loại cát nhỏ, cát bụi ở trạng thái rời và bão hòa nước có thể sử dụng mật độ từ 16 cọc/m2 đến 25 cọc/m2. Đối với các loại cát pha sét và sét pha cát ở trạng thái dẻo mềm, chảy dẻo hoặc chảy có thể sử dụng từ 25 cọc/m2 đến 36 cọc/m2. Còn đối với các loại sét ở trạng thái chảy và các loại bùn sét, đất than bùn và than bùn có thể sử dụng từ 36 cọc/m2 đến 49 cọc/m2 .
Những lưu ý khi làm móng bằng cọc cừ tràm
– Về độ sâu của móng cừ tràm. Trong thực tế thi công người ta thường có thói quen đặt đầu cừ tràm nằm dưới mực nước ngầm thấp nhất, khiến đáy móng khá sâu, gây bất lợi cho thi công, nhất là vào mùa mưa. Các tài liệu địa chất cho thấy ở vị trí cao hơn mạch nước ngầm, đất vẫn ẩm ướt, độ bão hòa cao, do đó đủ độ ẩm để đầu cừ tràm không bị khô, không bị mục. Tùy theo chất đất bên trên mực nước ngầm. Có thể chọn đầu cừ tràm cao hơn mực nước ngầm, miễn sao đầu cừ luôn ẩm ướt. Sau khi đóng cừ xong tiến hành tạo lớp lót bằng bê-tông đá 1-2 và đổ trực tiếp trên đầu cừ để tạo liên kết thành một khối.
– Không nên lấy cát phủ lên đầu cừ tràm sau khi đóng. Bởi khi đó dưới áp lực đáy móng, cát có thể chui xuống bùn hay len vào các kẽ rỗng bên trên của lớp bê tông lót. Theo dòng chảy, cát cũng có thể chuyển dịch. Hoặc khi công trình kề bên đào móng, cát sụt lở… đều là những nguyên nhân gây lún hay lún không đều.
Nếu anh cần thêm thông tin hoặc nhận báo giá cừ tràm. Hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được đội ngũ kỹ sư tư vấn cụ thể, miễn phí.
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Cừ Tràm Thái Dương
Hotline: 0888.888.767
Trụ sở: 288 Đường Thạnh Lộc 31, Thạnh Lộc, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh
Website: https://cutram.vn
Email: thaiduong@cutram.vn
Bài viết liên quan: