Một hợp đồng xây dựng có thể được chia thành nhiều hợp đồng nhỏ và mỗi hợp đồng nhỏ này lại được một công ty hay đơn vị thi công khác nhau. Trong đó kiểu hợp đồng mà nhiều người hay quan tâm nhất là mẫu hợp đồng thi công nội thất. Hãy cùng mình tìm hiểu qua về những nội dung và điều khoản trong hợp đồng này nha.
Hợp đồng thi công nội thất là gì?
Hợp đồng thi công nội thất là một văn bản hợp đồng dân sự được sử dụng rất phổ biến hiện nay. Hợp đồng này thường được ký kết giữa gia chủ hoặc chủ công trình với công ty tư vấn, thiết kế nội thất nhằm mục đích xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt nghĩa vụ và quyền lợi pháp lý cho các bên liên quan trong việc thi công một công trình. Những điều khoản và nội dung trong bản hợp đồng nội thất gồm:
Thứ nhất: Thông tin đại diện của chủ đầu tư và công ty nội thất gồm
- Họ và tên của người đại diện
- Ngày tháng năm sinh, giới tính.
- Số chứng minh thư nhân dân, ghi rõ ngày cấp, nơi cấp.
- Địa chỉ cụ thể của người đại diện.
- Số điện thoại liên hệ
Thứ hai: Nội dung thiết kế
Việc thi công nội thất cũng tương tự các công đoạn xây dựng khác. Bạn cũng cần 1 bản vẽ thiết kế vị trí, kích thước và chất liệu nội thất. Nêu rõ loại hình thiết kế, ví dụ thiết kế nội thất phòng giám đốc hay thiết kế hội trường, nhà ở, khách sạn … Nêu rõ hiện trạng mặt bằng của công trình. Bản vẽ trong bối cảnh 3D và mặt bằng bố trí nội thất. Công bố các số liệu cụ thể về các vật dụng nội thất như số lượng, chất liệu, kiểu dáng, màu sắc… Chi tiết bản sẽ tường, trần nhà, sàn nhà cùng với hệ thống điện, nước, mạng internet…
Thứ ba: Thời gian thi công hợp đồng
Hai bên thỏa thuận cụ thể và đưa ra mức hạn định về thời gian bắt đầu và kết thúc hợp đồng bằng ngày tháng cụ thể. Nếu bên thi công chậm tiến độ hoặc bàn giao công trình không đúng thời gian cam kết trong hợp đồng sẽ bị phạt hay đền bù 1 phần hợp đồng.
Thứ tư: Giá trị của hợp đồng và hình thức thanh toán
Hợp đồng cần phải ghi rõ tổng số tiền mà nhà đầu tư cần phải bỏ ra để thuê công ty nội thất tiến hành thi công công trình. Số tiền này phải được ghi bằng cả chữ và số. Ngoài ra, hai bên cũng cần phải ghi rõ hình thức thanh toán bằng tiền mặt hay chuyển khoản, thanh toán 1 đợt hay nhiều đợt? Mỗi lần thanh toán bao nhiêu tiền?. Theo kinh nghiệm giám sát và thi công nhiều công trình nội thất thì bên chủ đầu tư hay chủ nhà nên thanh toán theo từng đợt. Mỗi đợt từ 10 đến 15%. Sau mỗi đợt nên kiểm tra và nghiệm thu từng phần nếu đúng yêu cầu thì tiếp tục.
Thứ năm: Nghĩa vụ của hai bên
Bên cạnh các quyền lợi, cả hai bên cần phải ghi rõ trách nhiệm của mình trong việc thi công công trình. Điều này giúp đảm bảo sự thành công của hợp đồng thi công nội thất. Hợp đồng sẽ có tính ràng buộc với phát luật. Vì vậy nên cân nhắt và đọc kỹ những nội dung ghi bên trong hợp đồng trước khi ký kết.
Thứ sáu: Thời gian hợp đồng có giá trị và chữ ký của đại diện mỗi bên
Hai bên thỏa thuận rõ mức thời gian hiệu lực của hợp đồng. Sau đó, cam kết và ký phía dưới hợp đồng để đảm bảo tính pháp lý cho văn bản này.
Thứ bảy: Vi phạm và chấm dứt hợp đồng
Nếu bên thi công không thực hiện đúng thời hạn thi công theo quy định là ghi trong hợp đồng, sẽ bị Phạt 10% trên trên Khối lượng trễ không tính phần phát sinh . Tổng số tiền phạt hợp đồng của mỗi bên không vượt quá 12% tổng giá trị hợp đồng.
Trước khi chấm dứt hợp đồng, hai bên phải cùng bàn bạc để đưa ra hướng giải quyết, được thể hiện bằng văn bản có xác nhận của hai bên. Một bên có thể quyết định chấm dứt hợp đồng do lỗi của bên kia vi phạm các điều khoản trong hợp đồng hoặc gây ra hậu quả nghiêm trọng, tổn thất lớn nhưng phải báo cáo cho bên kia biết bằng văn bản có xác nhận.
Trên đây là những nội dung chính mà hợp đồng thi công nội thất bạn nên biết để tìm hiểu và ký kết khi cần.
Tham khảo bài viết:
Bài viết liên quan: