Nền đất yếu là gì? Cách xử lý nền đất yếu khi xây dựng

Nền đất yếu là gì? Cách xử lý nền đất yếu khi xây dựng

nen dat yeu -1

Trong xây dựng việc khảo sát địa hình hay nền đất là công đoạn quan trọng để đưa ra giải pháp xây dựng 1 công trình cụ thể.  Tùy từng khu vực mà kết cấu nền đất khác nhau, ở Việt Nam có đường bờ biển dài, nhiều sông, suối và địa hình đa dạng nên đa phần nền đất đều yếu. Trước khi xây dựng cần gia cố nền đất và xây dựng móng trước khi làm tiếp những công đoạn tiếp theo.

Nền đất yếu là gì?

Nền đất yếu là nền đất không đủ sức chịu tải, không đủ độ bền và bị biến dạng. Nên các nền đất này chỉ xây dựng được các công trình nhỏ. Đất yếu là một loại đất không có khả năng chống đỡ kết cấu bên trên, vì thế nó bị lún tuỳ thuộc vào quy mô tải trọng bên trên.

Những đặc điểm của nền đất yếu là

  • Đa phần nền đất yếu là đất sét có lẫn nhiều hữu cơ,  sức chịu tải bé (0,5 – 1kg/cm2).
  • Đất có tính nén lún lớn (a>0,1 cm2/kg).
  • Hệ số rỗng e lớn (e > 1,0).
  • Độ sệt lớn (B>1).
  •  Mô đun biến dạng bé (E<50kg/cm2).
  • Khả năng chống cắt (C) bé, khả năng thấm nư­ớc bé.
  • Hàm l­ượng n­ước trong đất cao, độ bão hòa nước G>0,8, dung trọng bé.

Một vài loại đất có nền yếu

  • Đất sét mềm: Gồm các loại đất sét hoặc á sét tương đối chặt, ở trạng thái bão hòa nước, có cường độ thấp.
  • Đất bùn: Các loại đất tạo thành trong môi trường nước, thành phần hạt rất mịn, ở trạng thái luôn no nước, hệ số rỗng rất lớn, rất yếu về mặt chịu lực.
  • Đất than bùn: Là loại đất yếu có nguồn gốc hữu cơ, được hình thành do kết quả phân hủy các chất hữu cơ có ở các đầm lầy hay gần bờ sông.
  • Cát chảy: Gồm các loại cát mịn, kết cấu hạt rời rạc, có thể bị nén chặt hoặc pha loãng đáng kể. Loại đất này khi chịu tải trọng động thì chuyển sang trạng thái chảy gọi là cát chảy.

Cách xử lý nền đất yếu

Sử dụng cọc cừ tràm hay cọc tre

Cọc cừ tràm hay cọc tre là phương pháp xử lý nền đất yếu được sử dụng từ lâu. Cừ tràm 4m được đóng để gia cố nền đất với mục đích làm tăng khả năng chịu tải và giảm độ lún. Tùy từng nền đất nhưng thông thường thì 1m2 đất nên đóng từ 25 đến 30 cọc cừ tràm . Nên chọn cọc cừ tràm tươi, có chiều dài đều nhau và chọn các nhà thầu thi công đóng cọc cừ tràm chuyên nghiệp giúp gia cố nền đất hiệu quả nhất.

nen dat yeu -1
Xử lý nền đất yếu

 

Thay đổi độ sâu của móng

Thay đổi  độ sâu móng nhằm giải quyết sự lún và khả năng chịu tải của nền.  Khi tăng chiều sâu chôn móng sẽ làm tăng trị số sức chịu tải của nền đồng thời làm giảm ứng suất gây lún cho móng nên giảm được độ lún của móng. Đồng thời tăng độ sâu chôn móng, có thể đặt móng xuống các tầng đất phía dưới chặt hơn, ổn định hơn. Lưu ý nếu là công trình lớn thì áp dụng biện pháp này vì chi phí cao và tốn kém nhiều.

Chọn loại móng thích hợp

Có thể thay móng đơn bằng móng băng, móng bè hay móng cột. Trường hợp sử dụng móng băng mà biến dạng vẫn lớn thì cần tăng thêm khả năng chịu lực cho móng. Độ cứng của móng bản, móng băng càng lớn thì biến dạng bé và độ lún sẽ bé. Có thể sử dụng biện pháp tăng chiều dày móng, tăng cốt thép dọc chịu lực, tăng độ cứng kết cấu bên trên, bố trí các sườn tăng cường khi móng bản có kích thước lớn.

Hoặc thay đổi kích thước và hình dáng móng sẽ có tác dụng thay đổi trực tiếp áp lực tác dụng lên mặt nền, và do đó cũng cải thiện được điều kiện chịu tải cũng như điều kiện biến dạng của nền. Khi tăng diện tích đáy móng thường làm giảm được áp lực tác dụng lên mặt nền và làm giảm độ lún của công trình.

Sử dụng các loại cọc nhân tạo

Nếu công trình có quy mô lớn thay vì sử dụng cọc cừ tràm nên chọn các loại cọc nhân tạo giúp tăng sức chịu lực cho công trình. Các loại cọc thông như như cọc bê tông, cọc thép, cọc đất vôi và đất xi măng.

Ưu điểm của loại cọc này là có độ bền cao, gia cố nền đất có độ lún lớn và xây được nhiều công trình lớn, nhưng nhược điểm là tốn chi phí cao.

Nên khảo sát nền đất trước khi tìm giải pháp để xử lý và gia cố nền đất yếu. Sau đó chọn loại móng thích hợp nhất với công trình mà bạn đang xây dựng nha.

0/5 (0 Reviews)