Bạn đang muốn xây dựng một công trình như nhà ở hay nhà kho, nhà xưởng, nhà trọ… Và muốn tìm kiếm một đơn vị để thỏa thuận xây dựng công trình đó. Bạn có biết rằng trong một hợp đồng xây dựng có rất nhiều điều khoản và ràng buộc về mặt phát lý và dân sự không? Và những lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn dễ dàng hiểu rõ hơn hợp đồng xây dựng là gì?
Về công trình xây dựng
- Yêu cầu chủ đầu tư đảm bảo chất lượng từng phần trong công trình, các quy định về nghiệm thu để chủ đầu tư biết cách kiểm tra chất lượng công trình đang xây.
- Mốc thời gian hoàn thành tiến độ công trình cụ thể, điều kiện để gia hạn thêm thời gian bàn giao công trình. Những điều kiện trên có thể vì lý do thời tiết, ràng buộc pháp lý hoặc thiếu vốn… Những nếu lý do xuất phát từ nhà thầu thì bạn có quyền khiếu kiện không chấp nhận các điều kiện đó.
- Vật tư và hạng mục thi công: 1 công trình có thể có 1 nhà thầu chính và nhiều nhà thầu phụ,cần đảm bảo chất lượng vật tư và yêu cầu kỹ thuật theo đúng những điều kiện đã cam kết trong hợp đồng đã ký ban đầu.
Chi phí và các điều khoản thanh toán
Hiện nay có nhiều hình thức thanh toán cho nhà thầu như đưa tiền mặt hoặc chuyển khoản qua ngân hàng nhưng bạn cần chú ý những mốc thời gian khi chuyển tiền như sau:
- Sau khi ký kết hợp đồng xong, thì chủ nhà nên tạm ứng từ 10 đến 15% tổng số tiền trong hợp đồng trước. không nên đưa quá nhiều tiền vì sau này khi sẽ ảnh hưởn đến tiến độ công trình khi nhà thầu nói thiếu vốn và các lý do khác …
- Sau khi hoàn thành từng hạng mục công trình như xây xong phần móng, phần thô … thì mỗi đợt bạn cần nghiệm thu chất lượng và tam ứng từ 10 – 15%.
- Số tiền còn lại sẽ bàn giao khi công trình hoàn thành 100%.
- Chủ đầu tư nên giữ lại từ 1 đến 2% số tiền trong hợp đồng đến khi hết thời hạn bảo hành công trình.
- Nên phân biệt rõ bên nào sẽ chịu thuế thi công để sau này không phải tranh luận.
Các chính sách bảo hành công trình
- Nhà thầu hay chủ đầu tư sẽ không bảo hành nếu công trình không bị hư hỏng do lỗi kỹ thuật xây dựng mà xuất phát từ bên chủ đầu tư. Như tác động ngoại lực từ bên ngoài, bạn tự ý sửa chữa hay tháo dỡ 1 phần nào đó của công trình…
- Các hạn mục được thay thế và sữa chữa đều được ghi cụ thể trong hợp đồng xây dựng. Vì vậy bạn nên kiểm tra thật kỹ những hạn mục chính.
- Không phải 1 công trình cụ thể thì các hạn mục đều có thời gian bảo hành như nhau. Như các hạn mục như sàn nhà, móng, cột nhà thì thời gian bảo hành khoảng 5 năm. Hạn mục như tường nhà, thiết bị điện, nước… thì thời gian bảo hành tối đa là 1 năm.
Hiệu lực của hợp đồng
Bạn cần thống kê và kiểm tra cũng như tìm hiểu các bộ luật trong hợp đồng một cách chi tiết nhất. Điều này giúp bạn hiểu hơn về quyền lợi và nghĩa vụ của mình là như thế nào. Và sau này khi có tranh chấp thì dễ dàng xử lý.
Thời gian hợp đồng có hiệu lực là trong khoảng thời gian bao lâu. Thời gian bắt đầu và kết thúc hợp đồng cần ghi rõ ràng, trách tình trạng chậm tiến độ xây dựng.
Chú ý các điều khoản có thể ảnh hưởng đến hợp đồng và 1 trong 2 bên có quyền chấm dứt hợp đồng. Việc nhà thầu chấm dứt hợp đồng sẽ ảnh hưởng lớn đến chi phí và thời gian thi công công trình.
Đây là những lưu ý hết sức quan trọng mà bạn cần biết khi chuẩn bị ký kết 1 hợp đồng xây dựng cụ thể. Hãy đọc thật kỹ tất cả điều khoản, quyền lợi và nghĩa vụ của 2 bên trước khi đồng ý nha.
Bài viết liên quan: