Nền móng là một trong những yếu tố quan trọng nhất cần được chú ý khi xây dựng vì đó là nền tảng quyết định cho sự bền vững cho cả công trình. Để có một công trình bền vững và an toàn thì nền móng phải kiên cố vững chắc.
Ở Việt Nam thường sử dụng cọc Tre, cọc Cừ Tràm, cọc bê tông để gia cố cho nền đất dưới móng các công trình. Cọc tre thường được sử dụng nhiều ở miền Bắc, cọc Cừ Tràm được sử dụng nhiều trong miền Nam, còn cọc bê tông được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới hiện nay.
Xem thêm: so sánh cừ tràm và cọc tre
Bảng so sánh về ưu nhược điểm của cọc cừ tràm và cọc bê tông
Cọc Cừ Tràm | Cọc Bê Tông | |
Ưu điểm | – Giá thành rẻ. Xem bảng giá cọc cừ tràm mới nhất tại đây.
– Nguồn cung cấp dồi dào. – Thích hợp với những vị trí địa chất đất ngập nước hoặc luôn ẩm ướt. – Thích hợp với những công trình vừa và nhỏ như nhà cấp 4, nhà phố từ 1 – 4 tầng – Thích hợp cho những công trình xây chen có địa hình nhỏ hẹp khi các thiết bị cơ giới không đi vào được. – Sử dụng cọc Cừ Tràm và phên tre để giữ đất, chống sạt lở cho các công trình bờ kè, bờ bao. – Độ bền tương đối tốt. |
– Nguồn cung cấp dồi dào
– Có thể sử dụng được cho nhiều vị trí địa chất khác nhau. – Gia cố nền móng cho các công trình lớn nhỏ đều được. – Sức chịu tải cọc bê tông lớn hơn cọc Cừ Tràm rất nhiều. – Độ bền cao. |
Nhược điểm | – Không sử dụng được cho những vị trí địa chất đất quá yếu và có độ lún cao.
– Sức chịu tải của nền móng chỉ đạt từ 0,6 – 0,9 kg/ cm2 |
– Giá thành cao.
– Không sử dụng được cho những vị trí công trình nhỏ hẹp. |
Qua bảng trên ta có thể hiểu rõ được phần nào về hai loại cọc này, theo một cách khách quan rất khó để đánh giá loại cọc nào thì tốt hơn vì mỗi loại cọc đều có ưu điểm và nhược điểm riêng của nó. Tùy vào nhu cầu xây dựng và kinh tế của khách hàng để có thể đưa ra lựa chọn sử dụng loại cọc nào cho phù hợp nhất.
Cọc bê tông cốt thép là gì?
Cọc bê tông cốt thép là sự kết hợp của hai loại vật liệu là bê tông và thép. Sự kết hợp này đem lại độ chắn và chịu lực cao. Vì thép và bê tông có hệ số giãn nở nhiệt gần giống nhau nên không bị sự ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường. Bê tông bảo vệ cốt thép khỏi sự xâm thực của môi trường, thép định vị bê tông nhằm tránh nứt vỡ. Bê tông có đặc tính chịu kéo và uốn kém, khi có cốt thép nhược điểm này sẽ được khắc phục do thép là vật liệu chịu kéo khá tốt. Cho nên cọc bêtông cốt thép bền vững chống được sự xâm thực của các hóa chất hoà tan trong nước dưới nền.
Khi nào sử dụng cọc bê tông cốt thép để làm móng?
Khi bạn có điều kiện kinh tế tốt, công trình vừa và lớn. Nếu nhà nhà dân sinh thì nhà có kích thước từ 2 đến 5 lầu nên sử dụng cọc bê tông sẽ an toàn và tốt hơn những các loại cọc gỗ. Hoặc với những nền đất bằng phẳng, không bị sụt lún hay sạc lỡ nhiều sẽ thích hợp đóng cọc bê tông cốt thép.
Cọc cừ tràm là gì?
Cọc cừ tràm là cọc gỗ cừ thường có chiều dài từ 3 đến 5 m, đường kính gốc cây từ 6 đến 10cm. Cừ tràm là loại cây sống trong vùng ngập nước, thân gỗ, đặc điểm chỉnh của loại cọc này là ưa nước, có thể tồn tại trên 70 năm dưới nền đất có độ ẩm ướt cao. Với những nền đât bùn, đất sình lầy hay đất thường xuyên sạc lỡ nên sử dụng cọc cừ tràm để làm cọc cho móng nhà.
Khi nào sử dụng cọc cừ tràm để làm móng?
Nếu bạn chỉ xây dựng các công trình nhỏ như nhà cấp 4, nhà xưởng, nhà kho hay nhà từ 1 đến 3 tầng thì nên sử dụng cọc cừ tràm để gia cố nền móng. Hoặc với những người không đủ điều kiện kinh tế thì giá cừ tràm hiện nay rẻ hơn nhiều so với cọc bê tông cốt thép.
Kết luận: Tùy theo quy mô công trình và điều kiện kinh tế bạn nên chọn cho mình 1 loại cọc cừ tràm hoặc cọc bê tông cốt thép để làm nền móng. Bên cạnh đó nên tham khảo những người có kinh nghiêm trong lĩnh vực xây dựng để đưa ra những lời khuyên và giải pháp thích hợp nhất trước khi làm móng nhà.
Xem thêm bài viết: So sánh cọc cừ tràm và cừ bạch đàn trong xây dựng.
Bài viết liên quan: