Đây được xem là một biện pháp gia cố nền đất yếu thường được sử dụng trong công trình xây. Đóng cừ tràm là để nâng cao độ chặt của đất, thi công đóng cừ tràm giúp tăng độ chịu tải và giảm độ lún, Bản vẽ biện pháp thi công đóng cừ tràm còn giúp quý khách tiết kiệm chi phí một cách tối đa nhất.
Để giúp quý khách hiểu rõ hơn về vấn đề này. Cừ Tràm Thái Dương xin được giới thiệu về biện pháp thi công cừ tràm an toàn và hiệu quả nhất được nhiều chủ đầu tư tin dùng.
Bản vẽ biện pháp thi công đóng cừ tràm là gì?
Hiểu 1 cách đơn giản và thông thường thì bản vẽ biện pháp thi công đóng cọc cừ tràm là biện pháp thi công gia cố nền móng cho các công trình có trọng tải nhỏ và vừa. Có 2 phương pháp pháp thi công đóng cọc cơ bản: đóng cừ tràm bằng máy và đóng cừ tràm bằng tay. Phương pháp thi công này được ứng dụng nhiều hơn ở Miền Nam. Tương tự như phương pháp thi công đóng cọc tre của người dân Miền Bắc.
Thuyết minh bản vẽ biện pháp thi công đóng cừ tràm
Hiện có hai phương pháp thi công đóng cọc: đó là đóng cọc bằng máy và đóng cọc thủ công. Sau đây là thuyết minh biện pháp thi công đóng cừ tràm chi tiết và dễ hiểu nhất.
Đóng cừ tràm bằng máy
Đối với những khu vực có diện tích rộng, thuận tiện cho các phương tiện máy móc đi lại dễ dàng thì sử dụng cách đóng cọc bằng máy mang lại hiệu quả và năng suất cao. Những bước thi công đóng cọc bằng máy như sau:
Bước 1: Số lượng công nhân và máy móc
- Chuẩn bị nhân công tối thiểu từ 2 -3 người nếu công trình có diện tích nhỏ từ 50 đến 100m2 và một máy cuốc loại vừa hoặc nhỏ tùy thuộc vào vị trí thi công.
- Nếu diện tích từ 200 m2 trở lên thì cần từ 4 đến 6 công nhân và 2 máy cuốc loại vừa, chia thành 2 phần để đóng cọc.
- Còn diện tích lớn hơn thì tùy vào điều kiện mà phân phối người, phương tiện hợp lý nhất giúp hiệu xuất thi công có hiệu suất cao nhất.
Bước 2: Cách đóng cọc bằng máy
- Qui trình ép cừ cần 1 người điều khiển máy cuốc, 1 người ở trên đưa cọc cừ, một người đứng dưới để điều chỉnh cây cừ. Người điều khiển máy cuốc điều khiển gầu xúc đặt lên gốc cọc cừ từ từ điều khiển cần máy nhấn cọc cừ xuống theo phương thẳng đứng. Các động tác đưa cọc và nhấn cọc xuống nền đất phải dứng khoát và có độ chính xác cao. Thân cọc đóng xuống nền càng thẳng thì độ bền càng cao. Mật độ cọc tràm trên 1m2 tùy vào nền đất yếu hay cứng
Ưu và nhược điểm phương pháp đóng cọc bằng máy
- Ưu điểm: Nhanh, hiệu quả và độ chính xác cao. Tốn ít nhân lực và chi phí không quá cao.
- Nhược điểm: Chỉ thích hợp với những khu vực có diện tích rộng, nếu vị trí nhỏ thì các phương tiện hay máy móc không thể di chuyển vào khu vực đóng cọc tràm được.
Đóng cừ tràm bằng tay
Những khu vực có mặt bằng nhỏ hẹp thì bản vẽ biện pháp thi công đóng cừ tràm bằng tay mang lại hiệu quả cao nhất. Những bước thi công đóng cừ bằng tay
Bước 1: Số lượng công nhân và trang bị
- Nhân công tối thiểu từ 4 – 5 người, một cái vồ bằng gỗ có cán dài. Nếu diện tích đóng cừ lớn hơn 100m2 thì số lượng nhân công phải từ 10 người trở lên.
Bước 2: Cách đóng cọc bằng vồ
- 1 người đưa cây cừ, 1 người giữ cây Cừ, 2 -3 người kia thay nhau dùng vồ gỗ đóng vào phần gốc theo phương thẳng đứng. Lưu ý lực đóng vào đầu thân cừ có tốc độ đều giúp cừ cắm thẳng xuống nền đất.
Ưu và nhược điểm phương pháp đóng cừ tràm bằng tay
- Ưu điểm: Thích hợp với những khu vực có diện tích nhỏ hẹp mà máy móc không thể vào được.
- Nhược điểm: Vì đóng cọc bằng sức người nên chi phí cao và hiệu xuất công việc không nhanh bằng cách đóng cọc bằng máy.
Xem thêm: Bảng giá cừ tràm đầy đủ chủng loại
Bản vẽ biện pháp thi công đóng cừ tràm nên sử dụng khi nào?
Đóng cọc tràm chỉ được áp dụng với công trình từ 3 – 4 tầng trở xuống. Hoặc các công trình khác có chiều cao từ 15 đến 30m. Vì cọc tràm là cây thân gỗ nên sức chịu lực có giới hạn không tốt bằng các cọc nhân tạo như sắt, thép được. Trước khi sử dụng cọc tràm làm nền móng nhà hoặc công trình. Mọi người nên tham khảo và tư vấn kỹ sư hoặc kiến trúc sư để chọn giải pháp và kích thước ngôi nhà hợp lý nhất.
Chi phí đóng cọc tràm dù thấp nhưng thời gian thi công lại kéo dài và có độ phức tạp. Đòi hỏi thi công hết sức cẩn thận trong quá trình thi công. Khi thực hiện đóng móng cừ tràm. Khách hàng cần chọn đơn vị tư vấn thiết kế uy tín. Để lập bản vẽ biện pháp thi công đóng cừ tràm đảm bảo chất lượng. Dựa trên thiết kế kết cấu có tính toán cụ thể theo thực tế. Kế đến là chọn nhà thầu thi công có nhiều kinh nghiệm.
Xem thêm:
Ưu và nhược điểm của biện pháp thi công đóng cọc cừ tràm
Nếu so với các phương pháp khác, thì chúng ta sử dụng phương pháp thi công đóng cừ tràm này sẽ có giá rẻ hơn nhiều. Do nguyên vật liệu có sẵn trong tự nhiên từ đó tiết kiệm chi phí đầu tư khá hiệu quả. Thi công đóng cừ tràm thường được lựa chọn sử dụng sau khi các biện pháp khác như ép cọc. Đóng cọc nhồi không thể thực hiện và có thể đóng thủ công hoặc trực tiếp bằng máy. Thêm vào đó cọc tràm có tuổi thọ trong vòng 60-70 năm trong điều kiện được sử dụng nơi đất ẩm, ướt.
Nhưng việc thi công đóng cừ tràm này không hề đơn giản. Đòi hỏi đội ngũ thi công phải có tay nghề cao, trình độ chuyên môn đủ để triển khai cao. Để đảm bảo cho công trình không bị xiêu, vẹo sau khi thi công. Biện pháp này cũng khá phức tạp nên thời gian thi công nhiều hơn các biện pháp khác.
Việc khai thác cừ tràm ngày càng nhiều nên không dễ tìm được cọc theo yêu cầu kỹ thuật. Nên khi sử dụng cọc cừ tràm phải đào sâu 1,8m-2,2m tránh làm ảnh hưởng đến các công trình lân cận khác.
Một vài lưu ý khi sử dụng bản vẽ biện pháp thi công đóng cọc cừ tràm
- Quý khách nên lựa chọn cừ tràm thẳng và tươi có chiều dài khoảng 4-5m. Đường kính gốc trung bình vào khoảng 10-12cm. Đường ngọn 6-8cm và phải đóng với mật độ 16-25 cây/m2 thì sức chịu tải của đất là 0,6-0,9kg/cm2 là tốt nhất.
- Về độ sâu nên đặt cừ tràm cao hơn mạch nước ngầm và đất vẫn ẩm ướt, có độ bão hoà cao. Đảm bảo đủ độ ẩm để đầu cừ tràm không bị khô, ẩm ướt.
- Khi quý khách đóng cọc cừ tràm xong. Nên tạo 1 lớp bê tông đá theo tỉ lệ 1-2 và đổ trực tiếp trên đầu cừ để tạo liên kết thành 1 khối chắc chắn. Sau đó tiếp tục thi công.
- Về trình tự thi công nên đóng theo nguyên tắc đinh ốc. Hoặc thi công theo bản vẽ biện pháp thi công đóng cừ tràm.
Lời kết
Qua bài thuyết minh biện pháp đóng cừ tràm chi tiết ở trên của Cừ Tràm Thái Dương về biện pháp thi công đóng cừ tràm. Hy vọng là sẽ cung cấp được nhiều thông tin bổ ích cho quý khách. Quý khách có nhu cầu sử dụng cừ tràm hoặc thi công đóng cừ tràm hãy liên hệ ngay cho chúng tôi theo hotline: 0888.888.767.
Địa Chỉ: 288 Đường Thạnh Lộc 31, Thạnh Lộc, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh
Email: thaiduong@cutram.vn
Bài viết liên quan: