Móng đơn được chế tạo, kiến thiết dưới chân cột nhà dân dụng nhà công nghiệp, dưới trụ đỡ dầm tường, móng mố trụ cầu, móng trụ điện, tháp ăng ten,… Móng đơn có kích thước không lớn lắm, móng thường có đáy hình vuông, chữ nhật, tròn, … trong đó dạng chữ nhật được sử dụng rộng rãi nhất. Đây là loại móng cơ bản và thông dụng nhất để xây dựng các công trình có quy mô nhỏ.
Phân loại các dạng móng đơn
Tùy theo công trình hay nền đất mà móng đơn được phân loại thành nhiều loại như sau:
Móng đơn dưới tường
Móng đơn dưới tường được áp dụng hợp lý khi áp lực do tường truyền xuống có trị số nhỏ hoặc khi nền đất tốt và có tính nén lún bé. Các móng này đặt cách nhau từ 3÷6m dọc theo tường và đặt dưới các tường góc nhà, tại các tường ngăn chịu lực và tại các chỗ có tải trọng tập trung trên các móng đơn, người ta đặt các dầm móng (dầm giằng).
Móng đơn dưới cột và dưới trụ
Móng đơn dưới cột làm bằng đá hộc . Móng bê tông và bê tông đá hộc cũng có dạng tương tự. Nếu trên móng bê tông hoặc móng đá hộc là cột thép hoặc bê tông cốt thép thì cần phải cấu tạo bộ phận để đặt cột, bộ phận này được tính toán theo cường độ của vật liệu xây móng.
Các móng đơn làm bằng gạch đá xây loại này, khi chịu tác dụng của tải trọng như hình bên dưới, tại đáy móng xuất hiện phản lực nền, phản lực này tác dụng lên đáy móng, và phần móng chìa ra khỏi chân cột hoặc bậc bị uốn như dầm công xôn, đồng thời móng có thể bị cắt theo mặt phẳng qua mép cột.
Do vậy số h/l phải lớn khi phản lực móng phải nằm ngoài hệ thống đường nền r lớn và cường độ vật liệu nhỏ. ứng suất trong khối móng. Do vậy để quy định móng cứng hay móng mềm, người ta dựa vào góc α.
Cách tính toán hệ số α các loại móng đơn
Đối với móng cứng α phải bé hơn hệ số αmax nào đó, nghĩa là tỷ số h/l không được nhỏ hơn các trị số sau :
- Trường hợp đặt cốt thép ở bậc cuối cùng thì tỷ số h/l của các bậc phía trên phải bằng 1 tức hệ số αmax = 45 độ.
- Chiều cao bậc móng: Móng bê tông đá hộc hb≥ 30, móng gạch đá xây thì tỉ số hb = 35 ÷ 60 cm.
- Với móng đơn bê tông cốt thép thì không cần khống chế tỷ số h/l mà căn cứ vào kết quả tính toán để xác định chiều cao, kích thước hợp lý của móng và cốt thép.
Cách thi công móng đơn bê tông cốt thép
Móng đơn bê tông cốt thép có thể người ta dùng móng đơn BTCT đỗ tại chỗ khi mà dùng kết cấu lắp ghép không hợp lý hoặc khi cột truyền tải trọng lớn. Móng bê tông cốt thép đổ tại chỗ có thể được cấu tạo nhiều bậc vát móng. Lưu ý nếu nền đất đang làm móng có độ lún cao thì nên sử dụng các phương pháp gia cố nền đất trước, giúp giảm độ lún và tăng độ cứng cho nền đất trước. Trách trường hợp 1 hay nhiều chân cột bị lún hay nứt khi xây dựng các phần bên trên công trình. Nên sử dụng các biện pháp ép cọc cừ tràm hay cọc bê tông trước.
Dưới các móng bê tông cốt thép, thường người ta làm một lớp đệm sỏi có tưới các chất dính kết đen hoặc vữa xi măng, hoặc bằng bê tông mác thấp hoặc bê tông gạch vỡ.
Lớp đệm này có các tác dụng:
- Tránh hồ xi măng thấm vào đất khi đổ bê tông.
- Giữ cốt thép và cốt pha ở vị trí xác định, tạo mặt bằng thi công.
- Tránh khả năng bê tông lẫn với đất khi thi công bê tông.
Kết luận
Tùy công trình mà số lượng cọc và kích thước cọc có thể khác nhau, nhưng điểm chú ý duy nhất là phải tính toán chính xác tải trọng của toàn bộ hệ thống móng đơn. Điều này giúp bạn thiết kế và xây dựng các thành phần của công trình hợp lý nhất.
Trên đây là thông tin những loại móng đơn thông dụng nhất trong ngành xây dựng hiện nay, tùy công trình mà bạn chọn 1 loại móng thích hợp nhất nha.
Bài viết liên quan: