Cách phơi quả lấy hạt để sản xuất cây tràm giống

Cách phơi quả lấy hạt để sản xuất cây tràm giống

cac-phoi-qua-lay-hat-cu-tram-giong

Sau khi tiến hành thu hoa quả cây tràm về thì giai đoạn tiếp theo sẽ là phơi quả lấy hạt và tiến hành đóng gói hạt giống. Đây chính là giai đoạn hoàn thiện để tiến hành sản xuất giống cây này đại trà. Vậy làm thế nào để có được những hạt giống cây tràm tốt nhất, chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Phơi quả lấy hạt cừ tràm

Các cành quả cây tràm sau khi được thu hái về cần được vun thành đống rộng khoảng 1m2, cao 0,5m để nơi thông gió. Quả được ủ từ 2 đến 3 ngày cho chín đều.

Đem quả được ủ chín đều rải lên diện tích tấm bạt, nilon với độ cao khoảng 30cm. Phơi quả dưới nắng nhẹ, khoảng 2-3 nắng để quả tràm tự tách hạt. Tránh phơi ở những nơi nắng gắt (làm khô mầm hạt dẫn đến mất sức nảy mầm ) và gió lớn ( hạt tràm nhỏ nhẹ dẫn đến gió thổi bay mất hạt )

Trong quá trình phơi mỗi ngày đảo quả 2 lần tránh quả bị đọng lại nước và phơi nắng đều.

Phân loại và làm sạch hạt

Quy trình làm sạch hạt cây tràm:

Loại bỏ tạp vật: khi hạt rơi ra hết khỏi vỏ quả ( chỉ thu những hạt rơi ra trong 2 nắng đầu), tiến hành loại bỏ cành nhánh mang quả , lá còn sót ra khỏi bạt, khay và thu hạt.

Sàng hạt tràm: dùng rây (lưới rây rất khít chỉ đủ để hạt tràm rơi xuống), các loại tạo chất nhỏ hơn sẽ bị giữ lại và sẽ thi được hạt sạch.

Do hạt tràm rất nhỏ nên phân loại hạt qua màu sắc và trọng lượng hạt: 1kg hạt có khoảng 21-23 triệu hạt và có màu cánh gián.

Xem thêm: Quy trình sản xuất cây tràm giống như thế nào?

Làm khô và đóng gói giống cây tràm

Cho hạt tràm vào khay nhựa, tấm bạt nilon hay giấy nhưng tốt nhất nên sử dụng khay nhựa cao 1-2 cm, để hạt không bị bay ra khỏi khay và dễ di chuyển.

Phơi hạt dưới nắng nhẹ từ 1-2 nắng hoặc bằng gió nhẹ 1-2 ngày nơi thông thoáng, mục đích phơi hạt là làm giảm bớt lượng nước trong hạt để hạn chế tối đa các phản ứng sinh hóa trong hạt gây hư hỏng hạt giống.

Tránh phơi hạt dưới nắng gắt hay gió to làm hạt bị hỏng và bay mất.

Trên đây là quá trình làm khô hạt tràm, tiếp theo sẽ là cách đóng gói hạt giống. Nếu cho hạt vào túi nilon thì dùng tay ép nhẹ để khí bên trong túi tràn hết ra ngoài, sau đó hàn kín túi miệng nilon lại. Nếu cho hạt tràm vào hộp nhựa thì đậy kín miệng lọ và lưu ý không để không gian trống có chỗ cho không khí. Sau đó tiến hành ghi phiếu theo dõi và dán vào dụng cụ chứa đựng với đầy đủ thông tin như sau: địa điểm lấy giống, ngày lấy giống, người thu hái, phẩm chất cây mẹ, cách bảo quản và người, ngày đóng bao gói.

Bảo quản hạt giống cây tràm có mấy cách

Trước hết bảo quản hạt giống cây tràm nhằm duy trì sức sống của hạt, xử lý mầm mống sâu bệnh có trong hạt đảm bảo phẩm chất và số lượng hạt giống. Tức là sẽ chủ động được nguồn cung cấp hạt cây giống cho các kế hoạch trồng rừng cây cừ tràm. Hiện nay có 3 phương pháp bảo quản hạt giống loài cây này.

cac-phoi-qua-lay-hat-cu-tram-giong
Cách phơi quả lấy hạt cây tràm giống

Bảo quản khô thường

Áp dụng cho hạt giống dùng cho vụ sau hay thời hạn dưới 1 năm. Hạt được bảo quản trong nhiệt độ, độ ẩm bình thường. Đây là cách phổ biến dùng bảo quản hạt tràm của người dân và các đơn vị sản xuất nhỏ. Sau khi hạt được đóng gói cất hạt vào nơi thoáng khí, sạch sẽ, không ẩm mốc và tiến hành rải thuốc diệt kiến xung quanh khu vực bảo quản hạt giống. Đây là phương pháp không tốn quá nhiều chi phí, tiết kiệm nhất được sử dụng rộng rãi và nhiều người biết đến.

Bảo quản lạnh

Với phương pháp này hạt giống cây tràm sẽ bảo quản được khoảng 10 năm. Hạt giống được bảo quản trong điều kiện 0°C và độ ẩm 35 – 40%. Sau khi hạt được đóng gói bỏ hạt vào tủ lạnh âm sâu và điều chỉnh để đạt được yêu cầu nói trên.

Bảo quản theo phương pháp lạnh đông: 20 năm là thời gian hạt sẽ được bảo quản đối với phương pháp này. Hạt giống được bảo quản trong điều kiện -10°C và độ ẩm 35 – 40 %. Sau khi hạt được đóng gói thì tiến hành đưa vào nơi bảo quản có điều kiện nói trên.

Hai phương pháp bảo quản lạnh và lạnh đông đối với hạt giống cây tràm đòi hỏi có trang thiết bị và kinh phí để duy trì. Vì vậy chỉ có các đơn vị nghiên cứu và công ty bán cây giống mới đủ điều kiện để thực hiện hai phương pháp này. Trong khi đó tất nhiên người dân sẽ chọn cách bảo quản khô thường.

Kết luận

Có thể thấy sau khi thu hái hoa quả tràm, còn khá nhiều công đoạn để cho ra hạt giống. Đó là phơi quả, phân loại hạt cây giống tràm, sau đó mới tới làm khô và đóng gói. Và công đoạn bảo quản hạt giống cừ tràm có nghĩa quyết định nên trong tương lai phương pháp bảo quản khô thường sẽ hạn chế sử dụng nhường chỗ cho 2 phương pháp hiện đại hơn để thu được hiệu quả cao nhất đối với hạt giống cây tràm.

0/5 (0 Reviews)