Trong xây dựng có nhiều loại móng nhà tương ứng với từng loại công trình khác nhau. Và mỗi loại móng lại có những phương pháp thi công riêng. Như móng đơn thì thích hợp với nhà cấp 4 hay nhà ống có quy mô nhỏ, móng bè thì thích hợp với dạng nhà chung cư cao tầng. Móng băng, móng cọc thường sử dụng cho dạng nhà ở dân sinh hay nhà có quy mô đơn giản.
Ngày nay trong xây dựng áp dụng nhiều phương pháp hiện đại giúp thiết kế và thi công nhanh và hiệu quả cao. Một trong những phương pháp mang lại hiệu quả cao nhất là áp dụng móng nhà lệch tâm cho các công trình nằm trên vị trí địa hình đặc biệt.
Móng nhà lệch tâm là gì?
Móng lệch tâm được hiểu là tâm của cột không trùng với trọng tâm đài móng. Phương pháp này thường áp dụng khi thi công nhà phố xây chen với diện tích hay mặt bằng không thuận lợi.
Nguyên nhân gây ra tình trạng lệch tâm
Có 2 nguyên nhân chính gồm: thứ nhất là độ dịch chuyển cho phép trên mặt bằng và thứ hai là độ nghiêng của cọc 1%.
Vì một số lý do cột bị lệch tâm so với đài móng. Đặc biệt là đối với nhà xây chen thì cột của nhà nằm sát ranh giới của nhà bên cạnh vì thế móng của cột biên này phải lệch qua 1 bên để không xâm phạm đến nhà của khác vì thế tạo ra độ lệch tâm giữa cột và trọng tâm đài. Móng này thường được gọi là móng chân vịt.
Công thức tính độ lệch tâm của móng nhà
F (lệch tâm) = mV2/R
Đây chỉ là công thức tổng quát, ngoài ra còn nhiều loại lực tác động khác như lực dọc (N),lực cắt (Q) và momen (M). Đối với các công trình có quy mô nh, móng đúng tâm(tâm cột trùng với trọng tâm đài) thì momen chân cột thường rất nhỏ.Nhưng đối với móng lệch tâm thì momen này rất lớn,bởi vì ngoài momen ban đầu còn cộng thêm momen sinh ra do lệch tâm.Giá trị momen này bằng: Mo = Nxa
Lưu ý là trong quá trình tính toán móng lệch tâm nếu không tính đến giá trị momen (Mo) thì dẫn đến bố trí sai thép đài móng và giằng móng và kết quả là đài móng bị phá hoại và ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ công trình.
Các giải pháp xử lý móng nhà lệch tâm
Có thể sử dụng móng chân vịt, hoặc móng chân người để giảm độ lệch tâm, ngoài ra có 1 phương pháp khác là chèn thêm cột chống lật và nó cũng loại vớ móng chân vịt.
Mô men lệch tâm tác dụng lên đài móng truyền qua cột được cân bằng bởi cặp ngẫu lực là lực ma sát ở bề mặt đài móng và đất nền với một lực ngang phụ thêm tại vị trí sàn tầng trên. Mô men lệch tâm tác dụng lên đài móng truyền qua cột được cân bằng bởi cặp ngẫu lực ngang tại vị trí sàn tầng dưới cùng với một lực ngang phụ thêm tại vị trí sàn tầng trên. Mô men lệch tâm tác dụng lên đài móng truyền qua cột được cân bằng bởi một mô men phụ thêm trong cột và sàn tại vị trí sàn tầng trên
Sử dụng giằng móng để chịu một phần momen sinh ra trong đài cọc. Lúc này giằng móng có tác dụng như là dầm 1 nhịp gác lên 2 gối là 2 đài móng.Việc bố trí như thế này không những làm giảm thép lớp trên đài móng mà còn đảm bảo tính ổn định của hệ đài,hạn chế quá trình lún lệch của đài móng.Việc tính toán thép giằng móng như tính toán với dầm bình thường.
Không phải công trình nào khi thiết kế hay xây dựng đều phát sinh hiện tượng lệch tâm. Chính vì vậy trước khi xây dựng nên khảo sát và chọn phương án thích hợp nhất để chọn loại móng nhà hợp lý nhất cho công trình nha.
Bài viết liên quan: