Hợp đồng xây dựng là thỏa thuận giữa chủ đầu tư/ chủ nhà và đơn vị thi công khi thỏa thuận xây dựng một công trình mới. Tuy nhiên nhiều trường hợp sau khi ký kết xong hợp đồng thì bên nhà thầu không bắt tay vào việc xây dựng. Điều này ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng và các kế hoạch của chủ đầu tư. Vì vậy vấn đề người dùng nên quan tâm là khi nào một hợp đồng xây dựng có hiệu lực.
Hợp đồng xây dựng nếu được 2 bên ký kết hoặc đóng mọc(đóng dấu) sẽ có hiệu lực về pháp lý và theo điều 6. nghị định 37/2015/NĐ-CP Hiệu lực và tính pháp lý của hợp đồng xây dựng gồm:
Hợp đồng xây dựng có hiệu lực pháp lý khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
Người tham gia ký kết có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, có nghĩa là người đó phải trên 18 tuổi và có sức khỏe bình thường.
Đáp ứng các nguyên tắc ký kết hợp đồng quy định tại Điều 4 Nghị định này.
Hình thức hợp đồng bằng văn bản và được ký kết bởi người đại diện đúng thẩm quyền theo pháp luật của các bên tham gia hợp đồng. Trường hợp một bên tham gia hợp đồng là tổ chức thì bên đó phải ký tên, đóng dấu theo quy định của pháp luật.
Vì vậy trước khi đồng ý thuê nhà thầu nào bạn nên tìm hiểu trước các thông tin về tông ty hay các công trình mà nhà thầu đó đã xây dựng trước.
Hiệu lực hợp đồng xây dựng
Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng xây dựng là thời điểm ký kết hợp đồng (đóng dấu nếu có) hoặc thời điểm cụ thể khác do các bên thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng và bên giao thầu đã nhận được bảo đảm thực hiện hợp đồng của bên nhận thầu (đối với hợp đồng có quy định về bảo đảm thực hiện hợp đồng).
Hợp đồng xây dựng có tính pháp lý không?
Hợp đồng xây dựng có hiệu lực là cơ sở pháp lý cao nhất mà bên giao thầu, bên nhận thầu và các bên liên quan có nghĩa vụ thực hiện.
Hợp đồng xây dựng có hiệu lực là cơ sở pháp lý cao nhất để giải quyết tranh chấp giữa các bên. Các tranh chấp chưa được các bên thỏa thuận trong hợp đồng sẽ được giải quyết trên cơ sở các quy định của pháp luật có liên quan.
Các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan kiểm soát, cấp phát, cho vay vốn, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và các cơ quan có liên quan khác phải căn cứ vào nội dung hợp đồng xây dựng có hiệu lực pháp lý để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình theo quy định, không được xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia hợp đồng.
Các nguyên tắc cần biết trong hợp đồng xây dựng
Tại thời điểm ký kết hợp đồng bên nhận thầu phải đáp ứng điều kiện năng lực hành nghề, năng lực hoạt động theo quy định của pháp luật về xây dựng. Đối với nhà thầu liên danh, việc phân chia khối lượng công việc trong thỏa thuận liên danh phải phù hợp với năng lực hoạt động của từng thành viên trong liên danh. Đối với nhà thầu chính nước ngoài, phải có cam kết thuê thầu phụ trong nước thực hiện các công việc của hợp đồng dự kiến giao thầu phụ khi các nhà thầu trong nước đáp ứng được yêu cầu của gói thầu.
Chủ đầu tư hoặc đại diện của chủ đầu tư được ký hợp đồng với một hay nhiều nhà thầu chính để thực hiện công việc. Trường hợp chủ đầu tư ký hợp đồng với nhiều nhà thầu chính thì nội dung của các hợp đồng này phải bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ trong quá trình thực hiện các công việc của hợp đồng để bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả đầu tư của dự án đầu tư xây dựng.
Tổng thầu, nhà thầu chính được ký hợp đồng với một hoặc một số nhà thầu phụ, nhưng các nhà thầu phụ này phải được chủ đầu tư chấp thuận, các hợp đồng thầu phụ này phải thống nhất, đồng bộ với hợp đồng thầu chính đã ký với chủ đầu tư. Tổng thầu, nhà thầu chính phải chịu trách nhiệm với chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng các công việc đã ký kết, kể cả các công việc do nhà thầu phụ thực hiện.
Kết luận
Như vậy, sau thời điểm kí kết của hai bên, hợp đồng lao động của các bên sẽ có hiệu lực và các bên phải thực hiện hợp đồng theo các điều khoản đã kí kết. Vì vậy nếu nhà thầu chậm trễ trong việc xây dựng thì bạn có quyền nhờ pháp luật giải quyết.
Xem thêm bài viết:
Bài viết liên quan: