Móng nhà là bộ phận quan trọng nhất của mọi công trình dù lớn hay nhỏ, vì nó chịu toàn bộ lực tác động từ các thành phần trong ngôi nhà. Tuy nhiên không phải công trình nào cũng thiết kế và xây dựng móng nhà phù hợp và kết quả là sau một thời gian sử dụng sảy ra hiện tượng móng nhà bị nứt và gây hoang mang cho những người sống trong đó. Thường thì nền móng nằm dưới nền đất nên nếu bị nứt cũng khó phát hiện. Nếu thấy những điểm bất thường như nứt tường, nền nhà bị lún nhiều chỗ thì nên kiểm tra gấp móng nhà bạn ngay.
Nguyên nhân móng nhà bị nứt
Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng trên , tùy từng công trình mà thể do nền đất có độ lún cao, hệ thống cọc không đảm bảo lực cho móng nhà, công trình có tải trọng lớn hơn nền móng… Hãy cùng mình tìm hiểu những nguyên nhân chính nha.
Sử dụng loại cọc không thích hợp
Cọc là bộ phận nằm dưới cùng có tác dụng làm tăng độ cứng cho nền đất và chịu một phần lực cho móng nhà phía trên. Nếu bạn sử dụng loại cọc không thích hợp với nền đất hay công trình thì cả hệ thống móng sẽ không đảm bảo được lực tác động. Thông thường những công trình nhỏ thường áp dụng phương pháp ép cọc cừ tràm, công trình lớn thì ép cọc bê tông. Tuy nhiên vì nhiều lý do như chi phí hay thiếu hiểu biết mà nhiều người lại sử dụng cọc cừ tràm để làm cọc nhà cao tầng, nhà có diện tích lớn. Chính điều này đã làm móng nhà bị nứt và có nguy cơ ảnh hưởng đến các phần trên của ngôi nhà. Rủi ro cao nhất là toàn bộ công trình sẽ bị sụp đổ.
Nền móng có độ lún quá cao
Trước khi xây dựng một công trình mới thì chắc ai cũng khảo sát trước nền đất có điều kiện như thế nào? Tuy nhiên có nhiều nền đất không cố định mà có sự thay đổi như sụt lún hay biến đổi địa chất làm nền móng phía dưới công trình bạn thay đổi. Cho dù bạn tính toán và thiết kế loại móng nhà phù hợp nhất nhưng với sự thay đổi bất ngờ này thì móng nhà rất dễ bị nứt.
Kiến trúc không phù hợp với móng
Nền móng phải tương ứng với kích thước và khối lượng công trình. Một ví dụ đơn giản như một chiếc ghế nhựa thông thường thì bạn có thể đặt những vật dụng như sách vở, chai lọ thì không sao. Nhưng nếu bạn đặt những vật có trọng lượng lớn như sắt thép lớn thì chiếc ghế sẽ bị gãy. Ngôi nhà cũng vậy, nếu nền móng quá yếu mà bạn bạn xây dựng quá nhiều tầng, thì chắc chắc hiện tượng móng nhà bị nứt là điều khó trách khỏi.
Những cách khắc phục móng nhà bị nứt
Nên sử dụng các loại cọc thích hợp với từng công trình, tham khảo những người có kinh nghiệm trong ngành xây dựng để được tư vấn và chọn phương án thích hợp nhất. Nhà có quy mô từ 1 đến 3 tầng nên chọc cọc cừ tràm hay cọc bê tông. Nhà biệt thự, chung cư hay nhà cao tầng hơn thì phải dùng cọc bê tông cốt thép hoặc cọc thép để gia cố nền móng. Nếu vết nứt nhỏ không đáng kế thì tiếp tục theo dõi thêm. Còn vết nứt quá lớn hãy liên hệ ngay với các công ty xây dựng và sữa chữa công trình có uy tín để họ khảo sát và đưa ra nhiều phương án khắc phục.
Nên tìm hiểu thật kỹ địa chất công trình trước khi xây dựng, hoặc nếu các công trình bên cạnh đã xây dựng trước đó thì tham khảo xem có hiện tượng nứt tường hay nứt nền móng không. Còn nếu khi công trình đã đi vào sử dụng thì nếu nứt phần nào phải đập đi và nâng cấp lại mới hoàn toàn.
Thiết kế bản vẽ kỹ thuật nên thuê những người có thâm niên trong ngành xây dựng để đảm bảo sự chính xác và an toàn cao nhất. Dù bạn có kiến thức về xây dựng cũng không nên tự mình thiết kế nha.
Kết luận
Trên đây là những nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng móng nhà bị nứt, nếu ngôi nhà bạn đang gặp tình trạng trên thì hãy tìm ngay nguyên nhân và khắc phục ngay nếu không muốn ngôi nhà bị xuống cấp hay sập đổ gây ảnh hưởng đến tài sản và tính mạng nhiều người thân trong gia đình.
Ngoài ra vấn để tường nhà bị nứt cũng là nguyên nhân gây nguy hiểm cho công trình hay nhà ở. Các bạn có thể tham khảo thêm bài viết “Tường nhà bị nứt và cách khắc phục hiệu quả nhất” để biết cách khắc phục nha.
Bài viết liên quan: