Tường nhà là bộ phận quan trọng của ngôi nhà bạn đang sống, nó có tác dụng chia ngôi nhà thành nhiều phần, bảo vệ ngôi nhà trước những điều kiện của thiên nhiên như mưa, gió. Nhưng tác dụng chính là chịu lực cho trần và mái nhà. Tường nhà thường được xây bằng gạch được kết dính bằng vữa xi măng, đôi khi tường được làm bằng tôn hay những vật liệu xây dựng nhân tạo khác. Ngôi nhà sau một thời gian sử dụng thường xuất hiện tình trạng nứt tường ở nhiều vị trí khác nhau. Rất nhiều người đã hoang mang không biết xử lý tình huống này như thế nào. Hôm nay mình sẽ giúp các bạn cách khắc phục hiện tượng này hiệu quả nhất.
Nguyên nhân tường nhà bị nứt
Có nhiều nguyên nhân khác nhau tác động làm tường nhà bị nứt như do nền đất yếu, do tác động của thiên nhiên, hay do kỹ thuật xây dựng….
Do nền móng bị lún
Nền móng là bộ phận chịu lực cho toàn bộ ngôi nhà nên khi nền móng bị vấn đề nào thì hậu quả là tường nhà rất dễ bị nứt. Có thể là do nền đất ở vị trí xây dựng quá yếu mà trước khi xây dựng bạn không khảo sát trước. Hoặc do mạch nước ngầm dưới nền đất hoạt động mạnh làm đất phía dưới bị sạc lở . Một nguyên nhân nữa là bạn không sử dụng các biện pháp gia cố nền đất yếu như ép cọc cừ tràm hay cọc bê tông cốt thép để tăng độ cứng cho nền đất.
Do điều kiện thiên nhiên tác động
Những điều kiện thiên nhiên như gió lớn, bão nhiệt đới, lốc xoáy.. tác động mạnh làm tường nhà bị nứt hay sập. Vì tường nhà là vị trí chịu tác động từ những ngoại lực này nhiều nhất. Nhưng điều kiện này hiếm khi xảy ra.
Do tác động vật lý
Nếu dùng 1 lực tác động mạnh như búa đập (khoan tường, khoét tường…) là ta đang tác động với với một lực tác động mạnh vào tường hay bất cứ chỗ nào của ngôi nhà sẽ tạo ra những vết nứt tường. Trong trường hợp với những ngôi nhà cũ thường xuất hiện được các vết nứt tường ở những nơi như ở các góc tường, cột, mép cửa. Với những vết nứt nhỏ bề mặt có thể không ảnh hưởng đến kết cấu bên trong, nhưng những vết nứt lớn có thể lan ra rất nhanh nên các bạn cần phải gấp rút xử lý ngay nếu tình trạng kéo dài sẽ làm cho vết nứt trở nên khó xử lý hơn.
Do kỹ thuật xây dựng
Tường được kết cấu bằng gạch và vữa xi măng, vì vậy trong quá trình xây nếu trộn vật liệu không đều tay hoặc bột quá nhiều…khi ngôi nhà đi vào hoạt động chịu các tác động của thời tiết nên sẽ gây ra hiện tượng nứt tường nhà. Hoặc thời gian xây quá nhanh, kết cấu tường chưa chắc chắn các đơn vị thi công lại tiến hành xây dựng thêm phần mới. Điều này làm ảnh hướng đến chất lượng tường của công trình.
Cách khắc phục tình trạng tường nhà bị nứt
Đối với vết nứt nhỏ
Với những vết nứt nhỏ thì tiến hành đục tường theo vết nứt và vệ sinh thật sạch, đủ ẩm, phải có một lớp hồ dầu, miết kỹ. Nên xây trước tối thiểu là 3 hàng gạch đinh. Ðộ cứng được chuyển dần từ đà sàn bê tông sang gạch đặc, gạch ống, sẽ hạn chế xuất hiện khe nứt. Những vết nứt này chủ yếu do đà sàn bị võng. Do đó tiết diện các cấu đà kiềng phải đủ độ cứng cần thiết và cốt thép đủ sao cho độ võng này không đáng kể. Chính những vết nứt này, ở tường ngăn khu vệ sinh, ở tường đầu hồi là chỗ dễ thấm nước, gây loang lổ.
Đối với vết nứt lớn
Đối với những vết nứt lớn, chủ nhà cần phải xử lý nhanh chóng vì những vết nứt này lan rất nhanh, có thể làm cho vùng tường xung quanh cũng bị nứt. Tường nhà bị nứt có nguy hiểm không đối với trường hợp này, tốt nhất gia chủ nên trám vữa vào những vết nứt để tạo sự bằng phẳng. Tiếp đến trát một lớp bột lên trên và sơn một lớp sơn chống kiềm.
Tường nhà bị rạn nứt ở mép cửa: thường xuất hiện ở các góc trên cửa đi, cửa sổ. Loại vết nứt này xảy ra do đà lanh tô cửa không đủ dài, không đủ đoạn neo gối lên hai đầu tường và trong quá trình sử dụng đã có lúc tường bị đóng quá mạnh. Cách sửa hiệu quả nhất là đục lấy hẳn đà lanh tô ra, thay lại đà khác dài hơn, đủ neo hơn. Việc đập vỡ cục bộ đầu lanh tô, đắp vữa vào chỉ tăng độ cứng rất ít, thường không hiệu quả, nghĩa là sẽ bị nứt lại một thời gian sau đó, nhất là khi cửa đóng mạnh.
Trong quá trình sữa chữa hay tác động lên tường nên sử dụng lực vừa phải vì đôi khi vj trí bạn đóng vào là côt nhà nên độ cứng cao. Hoặc sử dụng máy khoan có công suất nhỏ, vừa đủ để đóng các thiết bị mình cần.
Kết luận
Trên đây là những nguyên nhân và cách khắc phục tường nhà bị nứt đơn giản nhưng hiệu quả nhất. Nếu ngôi nhà bạn đang sống xuất hiện quá nhiều vết nứt nên liên hệ ngay với những đơn vị sữa chữa nhà có nhiều kinh nghiệm để được tư vấn và đưa ra các giải pháp tối ưu nhất.
Xem thêm bài viết: Móng nhà bị nứt và cách khắc phục.
Bài viết liên quan: