Thành phần cấu tạo của móng nhà chi tiết nhất

Thành phần cấu tạo của móng nhà chi tiết nhất

Móng là bộ phận chịu lực đặt thấp nhất, là kết cấu cuối cùng của nhà hoặc công trình. Nó tiếp thu tải trọng công trình và truyền tải trọng đó lên nền đất dưới đáy móng. Móng là bộ phận quan trọng nhất của tất cả các công trình dù lớn hay nhỏ, nếu nền móng tốt sẽ giúp ngôi nhà vững chắc theo thời gian. Một hệ thống móng nhà về cơ bản gồm những bộ phận như sau:

Cấu tạo nền móng

Mặt móng

Bề mặt móng tiếp xúc với công trình bên trên (chân cột, chân tường) gọi là mặt móng. Mặt móng thường rộng hơn kết cấu bên trên một chút để tạo điều kiện cho việc thi công cấu kiện bên trên một cách dễ dàng.

Gờ móng

Phần nhô ra của móng gọi là gờ móng, gờ móng được cấu tạo để đề phòng sai lệch vị trí có thể xảy ra khi thi công các cấu kiện bên trên, lúc này có thể xê dịch cho đúng thiết kế.

Đáy móng

Bề mặt móng tiếp xúc với nền đất gọi là đáy móng. Đáy móng thường rộng hơn nhiều so với kết cấu bên trên. Sở dĩ như vậy bởi vì chênh lệch độ bền tại mặt tiếp xúc móng – đất rất lớn (từ 100 – 150 lần), nên mở rộng đáy móng để phân bố lại ứng suất đáy móng trên diện rộng, giảm được ứng suất tác dụng lên nền đất.

mat mong cong trinh
Mặt móng công trình

Nền

Nền là phần đất nằm dưới đáy móng, tiếp thu tải trọng từ móng truyền xuống. Người ta phân nền làm hai loại:

Nền thiên nhiên: Là nền khi xây dựng công trình, không cần biện pháp nào để xử lý về mặt vật lý và cơ học của đất.

Nền nhân tạo: Là loại nền khi xây dựng cần dùng các biện pháp nào đó để cải thiện, làm tăng cường khả năng chịu tải của đất nền.

Áp lực đáy móng là gì?

Áp lực do toàn bộ tải trọng công trình (bao gồm cả trọng lượng bản thân móng và phần đất trên móng), thông qua móng truyền xuống đất nền gọi là áp lực đáy móng. Vì vậy xác định chính xác áp lực đáy móng là yếu tố quyết định sự thành công của một công trình.

Công thức tính áp lực đáy móng

Áp lực đáy móng = N + G/axb

Trong đó:

N: Tổng tải trọng thẳng đứng tính đến mặt đỉnh móng.

G: Trọng lượng của vật liệu móng và phần đất nằm trên móng.

Phản lực nền là gì?

Khi chịu tác dụng của áp lực đáy móng, nền đất dưới đáy móng cứng xuất hiện phản lực nền, có cùng trị số nhưng ngược chiều với áp lực đáy móng.

Phản lực nền = N + G/axb

Việc tính toán phản lực nền có ý nghĩa rất lớn cho việc tính toán độ bền, ổn định của móng sau này.

Ý nghĩa của việc xác định thành phần móng nhà

  • Bảo đảm sự làm việc bình thường của công trình trong quá trình sử dụng.
  • Bảo đảm cường độ của từng bộ phận và toàn bộ công trình.
  • Bảo đảm thời gian xây dựng ngắn nhất và giá thành rẻ nhất.

Vì vậy việc nghiên cứu, tính toán, thiết kế nền và móng một cách toàn diện có ý nghĩa rất quan trọng đối với người kỹ sư thiết kế nền móng.

Xem thêm bài viết: Móng nhà loại nào tốt nhất?

0/5 (0 Reviews)